Đồng chí Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng - chống HIV/AIDS thăm hỏi, động viên bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở methadone thành phố Hoà Bình.

Đồng chí Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng - chống HIV/AIDS thăm hỏi, động viên bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở methadone thành phố Hoà Bình.

(HBĐT) - Những ngày tháng 3, chúng tôi có dịp đến thăm gia đình Nguyễn Duy S. là bệnh nhân có nhiều chuyển biến sau 8 tháng tham gia chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại thành phố Hòa Bình. Điều đáng mừng là sức khoẻ của S. đã được nâng lên rõ rệt. Đến nay, S. đã ngừng hẳn sử dụng ma tuý, chuyên tâm vào công việc mới, niềm vui về đứa con trai tưởng như chỉ là đồ bỏ đi hiện rõ trong ánh mắt người mẹ già ở tuổi xưa nay hiếm. Bà Bùi Thị V. cho biết: Trước kia chỉ mong nó không làm gì phạm pháp, còn của cải trong nhà cứ lần lượt đội nón ra đi cả gia đình cũng đành chịu. Vậy mà không thể ngờ, kể từ khi khởi liều được 3 tháng, nó như biến thành con người khác. Đến nay, sau 8 tháng sử dụng methadone, nó đã thực sự hồi sinh: sức khoẻ được cải thiện, giao tiếp, ứng xử có trên, dưới, biết thương yêu bố mẹ, vợ con.

 

Bác sỹ Nguyễn Thị Nghĩa, cán bộ Trung tâm phòng- chống HIV/ AIDS chia sẻ: Chính niềm vui của các gia đình, sự hoàn lương của các bệnh nhân tham gia điều trị tại Trung tâm giống như S. là niềm an ủi, động lực để chúng tôi có thêm nghị lực bước qua những khó khăn vẫn còn chồng chất.

 

Nằm tại khuôn viên Trung tâm phòng- chống HIV/AIDS, cơ sở điều trị methadone thành phố Hoà Bình lâu nay đã trở thành nơi quen thuộc của không ít đối tượng nghiện chích ma tuý. Đi vào hoạt động từ tháng 9/2012 đến nay, cơ sở đang đón tiếp và điều trị cho 286 bệnh nhân. Bác sỹ Nghĩa cho biết thêm: Không ít bệnh nhân điều trị tại đây đã có sức khoẻ ổn định. Giờ họ đã tìm được công việc, biết lao động chân chính để tạo ra của cải vật chất. Đó là điều đáng mừng, song cũng chính từ đó, nhu cầu sử dụng methadone của người bệnh có sự thay đổi. Thay vì đến cơ sở điều trị vào mỗi buổi sáng, họ muốn duy trì liều điều trị vào thời gian rỗi để không ảnh hưởng đến công việc. Song thực tế nguồn nhân lực tại cơ sở điều trị rất hạn chế, chỉ có 4 cán bộ chuyên trách, 8 cán bộ kiêm nhiệm. Tại đây, trung bình mỗi bác sỹ quản lý 140 bệnh nhân. Với mỗi người bệnh, họ đều phải khám, đánh giá sức khoẻ người bệnh trước và trong điều trị..., thậm chí là cả tư vấn tâm lý, đặc biệt là với những bệnh nhân đang trong giai đoạn dò liều. Do đó, cho đến nay, cơ sở vẫn chỉ duy trì được khám, cấp methadone cho bệnh nhân vào buổi sáng. Cũng theo đánh giá của các bác sỹ đang làm việc tại cơ sở methadone TPHB, nếu không sớm có biện pháp khắc phục, rất có thể sẽ xảy ra tình trạng bệnh nhân bỏ thuốc.

 

Bên cạnh đó hiện nay, cơ sở điều trị methadone thành phố Hoà Bình đang phải đối mặt với thực tế nhiều gia đình bỏ bê, phó mặc con cái họ cho cơ sở. Cũng theo ghi nhận của bác sỹ Nguyễn Thị Nghĩa, người có nhiều thời gian gắn bó với các bệnh nhân tham gia chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại TPHB, qua quá trình tư vấn, có gần 10 bệnh nhân dù đang duy trì liều điều trị methadone, song vẫn sử dụng thêm ma tuý tổng hợp, đặc biệt là ma tuý đá. Đây là thực tế đáng báo động, tuy nhiên rất có thể, đó vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng chìm bởi, test xét nghiệm nước tiểu hiện cơ sở đang được trang bị chỉ phát hiện được khi đối tượng sử dụng hêrôin, ngoài ra không hiệu quả khi bệnh nhân sử dụng các loại ma tuý khác. Đó cũng là rào cản gây khó khăn trong quản lý đối tượng tham gia điều trị. Từ thực tế đó cho thấy, yêu cầu về sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và cơ sở điều trị là hoàn toàn thỏa đáng. “Trong điều kiện hiện nay thì đây được xem là biện pháp duy nhất để ngăn chặn bệnh nhân sử dụng các  chất gây nghiện khác, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị bằng methadone”- bác sỹ Nguyễn Thị Nghĩa cho biết thêm.

 

 

                                                                          Hải Yến

 

Các tin khác


Gia tăng trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp, bác sĩ hướng dẫn cách phòng bệnh

Thời gian gần đây,số trẻ mắc bệnh do virus hợp bào hô hấp (RSV) đang có xu hướng gia tăng, bác sĩ hướng dẫn các biện pháp dễ thực hiện để phòng bệnh cho trẻ.

WHO cảnh báo tình trạng thiếu nhân viên y tế nghiêm trọng vì đại dịch Covid-19

Theo Tổ chức Y tế thế giới, không dưới 55 quốc gia trên thế giới đang phải chật vật đối phó với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nhân viên y tế, trong đó các nước châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ở huyện vùng cao Mai Châu

(HBĐT) - Những năm qua, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, tăng cường ứng dụng kỹ thuật cao vào khám và điều trị bệnh. Nhờ đó, chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn.

Tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm dịch y tế biên giới để ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi xâm nhập nước ta.

Đổi mới hình thức tuyên truyền - giải pháp quan trọng để hoàn thành chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế

(HBĐT) - Năm 2022, tỉnh có 2 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT). Theo Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ giao tỷ lệ bao phủ BHYT của tỉnh là 95,15%. Tuy nhiên, đến hết tháng 12/2022, tỷ lệ bao phủ thẻ BHYT của Hòa Bình chỉ đạt 90,27% dân số.

Trên 1.200 người đăng ký tham gia hiến máu tại huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 10/3, tại nhà văn hóa huyện Lạc Sơn, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, Ban Chỉ đạo Vận động HMTN huyện Lạc Sơn phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt I năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục