Số điện thoại đường dây nóng được Bệnh viện Đa khoa tỉnh dán công khai trước cửa các phòng khám.

Số điện thoại đường dây nóng được Bệnh viện Đa khoa tỉnh dán công khai trước cửa các phòng khám.

(HBĐT) - Trước những sự việc nổi cộm, để “hạ hỏa” bức xúc của dư luận, Bộ Y tế đã thiết lập đường dây nóng, số điện thoại 0973306306 để tiếp nhận phản ánh của người dân. Đồng thời, ban hành Chỉ thị số 09 ngày 22/11/2013 yêu cầu các Sở Y tế, bệnh viện tăng cường tiếp nhận, xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng khám - chữa bệnh (KCB) thông qua đường dây nóng. Mục đích nhằm chấn chỉnh tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, đảm bảo chất lượng KCB, đáp ứng sự hài lòng của bệnh nhân.

 

Phó Giám đốc Sở Y tế Bùi Thu Hằng cho biết: Sở đã tiếp nhận máy điện thoại trực đường dây nóng, ký hợp đồng hòa mạng với Công ty Viettel và phân bổ máy cho 14 bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Các thành viên Ban Giám đốc Sở và trưởng, phó phòng Nghiệp vụ Y cũng thay phiên trực số điện thoại đường dây nóng của Sở 0967321515. Sở yêu cầu các bệnh viện phân công người thường trực tiếp  nhận và xử lý thông tin 24/24h. Các số điện thoại phải dán tại nơi dễ thấy. Người tiếp nhận có trách nhiệm giải thích rõ, xử lý ngay những vấn đề có thể hoặc chuyển tới các cá nhân, bộ phận liên quan. Khi cá nhân, bộ phận liên quan nhận được thông tin có trách nhiệm xử lý ngay hoặc trực tiếp đến tận nơi kiểm tra, giải quyết. Trong cuộc giao ban hàng tháng, các bệnh viện báo cáo cụ thể việc thực hiện với lãnh đạo Sở. Hiện nay, các bệnh viện đều dán công khai ít nhất 3 số điện thoại, gồm 1 số đường dây nóng của Sở Y tế, một số đường dây nóng của bệnh viện và số của giám đốc bệnh viện.

 

Sau hơn 4 tháng triển khai, số điện thoại đường dây nóng của Sở Y tế nhận được 4 cuộc gọi, tập trung phản ánh các vấn đề: cấp thuốc BHYT thiếu so với đơn thực tế tại trạm y tế xã Ngọc Lương (Yên Thủy); Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thủy bố trí y sĩ làm công tác khám bệnh, chất lượng khám tại phòng khám yếu; bệnh nhân chuyển tuyến và giải thích tình trạng bệnh tật khi điều trị cho người bệnh chưa rõ ràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ngay khi nhận được các phản ánh, lãnh đạo Sở Y tế đã giải thích ngay những vấn đề thuộc thẩm quyền. Đồng thời, chỉ đạo trực tiếp hoặc bằng văn bản tới các đơn vị trực thuộc để kiểm tra, xử lý ngay vấn đề phản ánh. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, theo quan sát của chúng tôi, bệnh viện đã niêm yết công khai đầy đủ các số điện thoại đường dây nóng của Sở Y tế, bệnh viện, giám đốc. Ngoài ra, bệnh viện còn niêm yết tất cả số điện thoại của các phó giám đốc tại nơi dễ thấy như nơi đón tiếp bệnh nhân, trước cửa các phòng khám, nơi thu viện phí, làm thủ tục thanh toán BHYT. Chị Bùi Thị Thủy, xã Dân Chủ (TPHB) cho biết: Đến Bệnh viện thấy số điện thoại đường dây nóng dán công khai, tôi cảm thấy yên tâm. Nếu có vấn đề gì về thái độ phục vụ hay tình trạng sức khỏe của người thân đang điều trị, tôi có thể phản ánh ngay.

 

Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Quách Thiên Tường cho biết: Nhiều năm nay, bệnh viện đã thiết lập và niêm yết công khai số điện thoại của Ban giám đốc. Khi có chỉ đạo của Sở Y tế, bệnh viện niêm yết thêm số đường dây nóng của sở và số đường dây nóng riêng của bệnh viện. Tính riêng từ khi công khai đường dây nóng số Viettel, bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 20 cuộc gọi tập trung vào vấn đề: thái độ của y bác sĩ, cấp cứu chưa kịp thời, thanh toán viện phí Khoa có nhiều người phản ánh nhất là sản, hồi sức cấp cứu, khám bệnh. Các cuộc gọi đến đã được giải quyết kịp thời, tạo niềm tin cho bệnh nhân đến KCB. Trong các cuộc giao ban, lãnh đạo bệnh viện thông báo công khai các vấn đề về tiếp nhận, xử lý thông tin tới toàn thể bệnh viện. Cá nhân nào vi phạm bị nhắc nhở hoặc các hình thức xử lý khác tùy mức độ.

 

Bên cạnh hiệu quả đem lại, đường dây nóng cũng nảy sinh ra nhiều vấn đề. Không ít bệnh nhân, người nhà phản ánh những việc không thuộc thẩm quyền hoặc lầm tưởng đây là kênh tư vấn sức khỏe, tư vấn thủ tục hành chính Thậm chí, lúc đêm khuya, có người nháy máy làm cho người trực bị ức chế. Ngược lại, một số bệnh nhân tuy biết bệnh viện có đường dây nóng nhưng e ngại không mạnh dạn phản ánh các vấn đề vướng mắc. Hàng tuần, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đều tổ chức họp hội đồng người bệnh nhưng thường chỉ nhận được lời khen hoặc ý kiến về các vấn đề vệ sinh, bảo vệ, khi ra viện mới gọi phản ánh vướng mắc. Bệnh viện hiện có trên 500 cán bộ nhưng chỉ có 117 bác sĩ, cần thêm 100 bác sĩ nữa mới đủ biên chế. Nhiều khoa như truyền nhiễm, lao, phục hồi chức năng chỉ có 2 bác sĩ. Số giường kế hoạch 550 nhưng phải thực kê 730 giường. Quy định mỗi bác sĩ khám 25 người/buổi nhưng thực tế có ngày phải khám đến 70 người. Theo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh, quá tải, làm việc căng thẳng nên nhiều lúc không tránh khỏi sự cáu gắt. Song, bệnh viện sẽ tiếp tục duy trì hiệu quả đường dây nóng nhằm góp phần chấn chỉnh cán bộ và cũng là để bệnh viện tự hoàn thiện, phát triển, đáp ứng sự mong đợi của người bệnh.

 

Theo tìm hiểu của chúng tôi tại Bệnh viện Đa khoa TPHB và một số bệnh viện huyện khác, số cuộc gọi đến đường dây nóng không nhiều. Một số người dân chưa biết, chưa quan tâm, thậm chí e ngại phản ánh. Chị Nguyễn Thị H. ở phường Thịnh Lang (TPHB) cho biết: Tôi thỉnh thoảng đi khám ở phòng khám đa khoa khu vực sông Đà. Có lúc nhân viên y tế tỏ thái độ cáu gắt, tôi không hài lòng nhưng ngại gọi.

Để đường dây nóng thực sự nóng, ngoài việc tiếp nhận, xử lý kịp thời, hiệu quả ý kiến phản ánh từ Sở Y tế, bệnh viện, người dân cũng cần nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong việc phản ánh đúng, kịp thời những sự việc chưa hợp lý trong quá trình KCB, không gọi trêu đùa hay hỏi những việc như tư vấn sức khỏe

 

                                                                                    Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục