Một buổi học trường mầm non xã Cao Sơn (Đà Bắc).

Một buổi học trường mầm non xã Cao Sơn (Đà Bắc).

(HBĐT) - Tính đến nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi ở tỉnh ta đang ở mức cao. ở thể nhẹ cân tỷ lệ chiếm 19,5% tổng số lượng trẻ, xếp thứ 49/63 tỉnh, thành phố; ở thể thấp còi chiếm 26,7% số lượng trẻ, xếp thứ 42/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Vậy để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trong thời gian tới chúng ta phải làm gì?

 

Theo thống kê của ngành y tế, hiện nay, số lượng trẻ suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân và thấp còi của huyện Lạc Sơn và Kim Bôi cao nhất tỉnh. Ở thể nhẹ cân huyện Lạc Sơn cao nhất tỉnh ước chừng trên 2.300 trẻ, Kim Bôi trên 1.500 trẻ. Thể thấp còi huyện Lạc Sơn có 3.232 trẻ, Kim Bôi 2.112 trẻ. Trong năm qua, thực hiện dự án cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ngành y tế nỗ lực nhiều giải pháp từ đào tạo, tổ chức nhiều lớp tập huấn tại các cụm liên xã về kiến thức, kỹ năng triển khai chương trình cho cán bộ mạng lưới bao gồm cán bộ chuyên trách tuyến xã và cộng tác viên dinh dưỡng, tổ chức truyền thông bằng nhiều hình thức như: loa đài địa phương, khẩu hiệu, cổ động, nói chuyện tại các cuộc hội họp, tư vấn, hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ có con dưới 5 tuổi. Tổ chức hội thi tuyên truyền dinh dưỡng viên giỏi tại các xã trọng điểm với nội dung tuyên truyền kiến thức, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ có thai, trẻ em. Đối với phụ nữ có thai tổ chức các hoạt động như quản lý thai nghén, tiêm phòng uốn ván, bổ sung viên sắt, tư vấn về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, lao động, vệ sinh thai nghén luôn đạt trên 99%. Đối với các hoạt động dinh dưỡng cho trẻ em được thường xuyên theo dõi ở cơ sở với tỷ lệ được cân đo 99,6%, không còn xã nào có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở mức trên 30%. Tuy nhiên còn 19/210 xã, phường, thị trấn có tỷ lệ suy dinh dưỡng ở thể thấp còi mức 30% trở lên. Trong các đợt chiến dịch 100% trẻ trong độ tuổi được bổ sung vitamin A theo quy định. Các  hoạt động trong chăm sóc sức khỏe dần được áp dụng như cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, cho trẻ bú kéo dài đến 24 tháng tuổi,  cho trẻ ăn bổ sung, vệ sinh phòng - chống giun, sán…

 

Đồng chí Ngô Thị Phượng, Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản (Sở Y tế) cho biết: Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi của tỉnh hiện nay vẫn ở mức đáng báo động. Nếu không giải quyết sớm tình trạng suy sinh dưỡng dẫn đến nhiều hệ lụy cho xã hội. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ suy dinh dưỡng làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ các bệnh nhiễm khuẩn. Những người trưởng thành từng bị thấp còi khi còn nhỏ dễ mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim và béo phì. Phụ nữ bị thấp còi có xu hướng sinh con nhỏ và nhẹ cân, do đó tạo ra vòng luẩn quẩn của tình trạng dinh dưỡng kém và đói nghèo. Trẻ suy dinh dưỡng có khả năng học tập kém hơn do tổn thương não bộ và chậm phát triển trí lực, khả năng lao động thấp và thu nhập kém ở tuổi trưởng thành. 

 

Qua thống kê, hầu hết những trường hợp suy dinh dưỡng ở địa bàn vùng sâu, xa điều kiện kinh tế khó khăn. Theo đồng chí Nguyễn Thị  Phượng, nguyên nhân chính là thiếu kiến thức chăm sóc thai, nhận thức và hành động về suy dinh dưỡng của các bà mẹ sai lầm.  Khi mang thai, ít người đến kiểm tra thai nhi nên không biết tình trạng sức khỏe thai nhi. Sau khi sinh, nhiều bà mẹ có thói quen muốn đi làm sớm nên cho trẻ bỏ sữa mẹ sớm, tập cho ăn bột, cháo sớm. Ở giai đoạn từ 7 tháng tuổi đến 1 năm tuổi nhiều bà mẹ có thói quen cho con ăn bằng nhai cơm, mớm cơm. Thói quen này có tác hại bắt dạ dày của trẻ hoạt động sớm.  Giai đoạn trẻ từ 0 - 5 tuổi là giai đoạn trưởng  thành của trẻ cực kỳ quan trọng do vậy các bà mẹ cần chăm sóc con tỉ mỉ. Với những người không có điều kiện kinh tế cần tận dụng thực phẩm các loại rau xanh, hoa quả, trứng, thịt gà, lợn cải thiện bữa ăn cho trẻ. Tùy vào từng lứa tuổi mà có cách chế biến cho phù hợp cải thiện tình trạng sinh dưỡng cho trẻ.

 

 

                                                                                Việt Lâm

 

 

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục