Bệnh nhân Nguyễn Ngọc Thọ điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh).

Bệnh nhân Nguyễn Ngọc Thọ điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh).

(HBĐT) - Chiều ngày 6/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị Lợi, 55 tuổi ở xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) trong tình trạng nguy kịch vì bị rắn hổ cắn. Bệnh nhân đã được sơ cứu và chuyển xuống Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) lọc máu, truyền huyết thanh kháng nọc độc. Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, bà Lợi bị rắn cắn khi đang đi làm nương.

 

Trước đó, ngày 3/5, ông Nguyễn Ngọc Thọ, 42 tuổi ở tổ 10, phường Chăm Mát (TPHB) cũng bị rắn hổ cắn, nhập viện trong tình trạng da niêm mạc vàng, tay chân run rẩy, tay trái sưng, hoại tử da và mu bàn tay. Bệnh nhân Thọ đã được sơ cứu và đưa xuống Bệnh viện Bạch Mai lọc máu, truyền huyết thanh. Hiện nay, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và trở về Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp tục điều trị.

Các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) khuyến cáo, người dân cần cẩn thận khi đi rừng, làm nương. Bởi, đây là mùa rắn hết thời kỳ nghỉ đông, nọc độc rất cao, nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong. Nếu bị rắn cắn, nên rửa vết cắn ngay bằng nước sạch.

 

                                                                                                            

                                                                      

                                                                                  C.L

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ban VH, XH&DT, HĐND giám sát, khảo sát về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về SKSS, SKTD trong thanh niên trên địa bàn tỉnh.
Không có hình ảnh
Đi bộ giúp máu lưu thông tốt hơn cũng là cách giảm đau đầu.

Nguy cơ do dùng thuốc giảm đau, chống viêm

Các thuốc giảm đau, chống viêm thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp. Bên cạnh hiệu quả điều trị các thuốc đều có những tác dụng không mong muốn. Người bệnh cần nắm được các nguy cơ này để phòng, hoặc hạn chế các tai biến do thuốc gây ra…

Tiêm vắc-xin sởi - Rubella là cách tốt nhất để phòng bệnh sởi - Rubella

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm do virut sởi gây ra, bệnh rất dễ lây và gây thành dịch. Mọi trẻ em chưa có miễn dịch phòng bệnh sởi đều có thể mắc bệnh. Bệnh có thể gây nên các biến chứng như viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, mù loà thậm chí có thể tử vong. Qua nhiều năm triển khai tiêm chủng vắc-xin sởi trong tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm rõ rệt. Tuy nhiên, bệnh sởi vẫn có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không duy trì tỷ lệ chủng cao trong cộng đồng.

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Tá, Trưởng phòng Y tế huyện Lạc Thủy cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 46 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Tỉnh ủy về công tác bảo vệ, nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, huyện đã xây dựng Kế hoạch số 06. Kế hoạch được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể địa phương.

Kiểm soát chặt hoạt động vận chuyển gia súc, gia cầm

(HBĐT) - Theo Cục Thú y, tính đến ngày 23/4, cả nước không còn tỉnh nào còn dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên có 2 tỉnh, trong đó có huyện Vân Hồ của tỉnh Sơn La gần kề với huyện Mai Châu tỉnh ta đang có ổ dịch lở mồm, long móng (LMLM) tuýp A. Nhằm chủ động ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, xâm nhiễm từ các tỉnh ngoài vào địa bàn, cùng với việc thực hiện Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng khẩn cấp, tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo tăng cường kiểm soát hoạt động lưu thông, vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm qua hệ thống chốt kiểm dịch tại 9/11 huyện, thành phố.

Điểm sáng về phòng, chống ma tuý trong thanh niên

(HBĐT) - Ma tuý, vấn đề nhức nhối của toàn xã hội là nguyên nhân dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng... Nhận thức rõ những tác hại đó, nhiều năm qua, xã Tân Thành (Lương Sơn) đã huy động sự vào cuộc quyết liệt của các hội, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn, đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên nhằm hạn chế tối đa sự gia tăng đối tượng nghiện chích ma tuý trong nhóm nguy cơ cao.

Nâng cao hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 4 là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của bé Bùi Thanh H. ở TP Hoà Bình. Nhận thông tin từ các bác sỹ khoa sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh về việc bé đã được ra khỏi chương trình điều trị dự phòng lây nhiễm HIV với kết quả âm tính, niềm vui không giấu nổi hiện lên trong đôi mắt người mẹ trẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục