Đoàn khảo sát làm việc tại Sở Y tế .

Đoàn khảo sát làm việc tại Sở Y tế .

(HBĐT) - Ngày 8/5, Đoàn khảo sát của Ban VH-XH&DT (HĐND tỉnh) do đồng chí Trấn Đức Trường, Phó Trưởng Ban VH-XH&DT làm Trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát tình hình thực hiện chính sách pháp luật về SKSS, SKTD trong thanh niên tại Sở Y tế. Tham gia Đoàn có lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh, các Ban: Pháp chế, KT-NS (HĐND tỉnh), đại diện Sở Nội vụ, Tỉnh Đoàn, đại biểu HĐND tỉnh ở cơ sở thuộc tổ đại biểu thành phố Hòa Bình.

 

Thực hiện chính sách pháp luật về SKSS, SKTD trong thanh niên, Sở Y tế đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản QPPL về SKSS, SKTD cho thanh niên; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tư vấn; xây dựng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác chăm sóc SKSS, SKTD cho thanh niên từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã, thôn, bản; cung cấp các dịch vụ tại các cơ sở y tế Nhà nước và tư nhân… Sở phối hợp với Sở GD-ĐT, Tỉnh Đoàn triển khai các mô hình điểm về cung cấp thông tin và dịch vụ thân thiện về SKSS, SKTD cho vị thành niên, thanh niên tại 6 điểm; tổ chức các hoạt động truyền thông cho vị thành niên tại 6 trường THCS, THPT thuộc TPHB và huyện Kỳ Sơn. Trong 2 năm qua đã thực hiện truyền thông về SKSS cho trên 3.000 học sinh tại các trường; duy trì hoạt động của 8 câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe vị thành niên, thanh niên, các mô hình quán café, kịch tương tác, nhà thuốc thân thiện tạo điều kiện, cơ hội cho thanh niên, vị thành niên tiếp cận với thông tin và dịch vụ về chăm sóc SKSS, SKTD. Tại các cơ sở y tế duy trì hoạt động của góc tư vấn cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS vị thành niên/nam học.

 

Tại buổi giám sát, các đại biểu đã có nhiều ý kiến đề cập những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong thực hiện chính sách pháp luật về SKSS, SKTD trong thanh niên như nguồn kinh phí đầu tư cho chương trình hạn hẹp; chưa phân định rõ trách nhiệm của các cấp, ngành trong thực hiện mục tiêu chăm sóc SKSS, SKTD cho thanh niên; sau khi kết thúc dự án UNFPA việc duy trì hoạt động tuyên truyền, các mô hình về chăm sóc SKSS, SKTD có nhiều khó khăn do thiếu kinh phí; công tác phối hợp liên ngành trong hoạt động chưa thường xuyên; hoạt động thanh, kiểm tra các cơ sở hành nghề y tế tư nhân hạn chế… Đồng thời, ngành Y tế kiến nghị cần có văn bản QPPL quy định rõ về chế độ, chính sách cũng như đầu tư nguồn kinh phí cho lĩnh vực chăm sóc SKSS, SKTD cho vị thành niên/nam học; tăng cường công tác phối hợp, giám sát, kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc SKSS, SKTD cho thanh niên.

 

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Trưởng Đoàn giám sát ghi nhận các kiến nghị của ngành, tổng hợp báo cáo trình Quốc hội. Đồng chí đề nghị ngành tiếp tục triển khai thực hiện chính sách pháp luật về SKSS, SKTD trong thanh niên; quá trình thực hiện có sơ kết, tổng kết, đánh giá đề xuất sửa đổi các văn bản, chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn; tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm trong thực hiện chính sách pháp luật về chăm sóc SKSS, SKTD cho thanh niên.

 

                                                                  

                                                                       Hà Thu

 

Các tin khác

Mùa mưa lũ hằng năm đi qua ngầm Bo - thị trấn Bo (Kim Bôi) rất nguy hiểm.
Đồng chí Bùi Văn Hùng – Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh tặng quà gia đình bà Bùi Thị Bụm ở xóm Bào, xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, là vợ liệt sĩ chống Pháp: Bùi Văn Hện.
Bệnh nhân Nguyễn Ngọc Thọ điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh).
Không có hình ảnh

Giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục trong thanh niên

(HBĐT) - Sáng 6/5, tại Tỉnh Đoàn, đoàn công tác Ban VH, XH&DT Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND tỉnh) đã tiến hành giám sát, khảo sát về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục (SKSS, SKTD) trong thanh niên trên địa bàn tỉnh. Tham gia đoàn có đại diện lãnh đạo Ban Pháp chế (HĐND tỉnh).

Thêm 1 huyện, 4 xã có ca bệnh sốt phát ban nghi sởi

(HBĐT) - Theo số liệu của Trung tâm YTDP tỉnh, tính đến hết ngày 4/5, toàn tỉnh ghi nhận 129 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 49 xã, phường, thị trấn thuộc 10/11 huyện, thành phố. Trong đó, nhiều nhất là TPHB 45 ca, tiếp theo là các huyện Cao Phong 32 ca, Lạc Sơn 17 ca, Kỳ Sơn và Lạc Thủy mỗi huyện 9 ca, Yên Thủy 8 ca, Kim Bôi, Đà Bắc, Mai Châu mỗi huyện 2 ca.

Đau nửa đầu, cần làm gì?

Đau nửa đầu là một bệnh có thể gặp ở trẻ em, với người trưởng thành thì nữ giới chiếm tỷ lệ rất cao (75%). Bệnh gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập, cuộc sống sinh hoạt, sức khỏe và tuổi thọ.

Nguy cơ do dùng thuốc giảm đau, chống viêm

Các thuốc giảm đau, chống viêm thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp. Bên cạnh hiệu quả điều trị các thuốc đều có những tác dụng không mong muốn. Người bệnh cần nắm được các nguy cơ này để phòng, hoặc hạn chế các tai biến do thuốc gây ra…

Tiêm vắc-xin sởi - Rubella là cách tốt nhất để phòng bệnh sởi - Rubella

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm do virut sởi gây ra, bệnh rất dễ lây và gây thành dịch. Mọi trẻ em chưa có miễn dịch phòng bệnh sởi đều có thể mắc bệnh. Bệnh có thể gây nên các biến chứng như viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, mù loà thậm chí có thể tử vong. Qua nhiều năm triển khai tiêm chủng vắc-xin sởi trong tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm rõ rệt. Tuy nhiên, bệnh sởi vẫn có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không duy trì tỷ lệ chủng cao trong cộng đồng.

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Tá, Trưởng phòng Y tế huyện Lạc Thủy cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 46 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Tỉnh ủy về công tác bảo vệ, nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, huyện đã xây dựng Kế hoạch số 06. Kế hoạch được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục