Người tâm thần lang thang trên đê Đà Giang, phường Đồng Tiến (TPHB) cầm theo gậy, nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm cho cộng đồng.

Người tâm thần lang thang trên đê Đà Giang, phường Đồng Tiến (TPHB) cầm theo gậy, nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm cho cộng đồng.

(HBĐT) - Theo thống kê của Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội (PCBXH), đến hết tháng 8, tại 133 xã, phường, thị trấn thuộc 11 huyện, thành phố có 1.881 bệnh nhân tâm thần, 903 bệnh nhân động kinh, 162 bệnh nhân trầm cảm. Đây chưa phải là số liệu trong toàn tỉnh mà chỉ tại các địa phương nằm trong Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng (BVSKTTCĐ). Dự án được triển khai trong những năm qua và đạt kết quả nhưng dường như khó khăn, thách thức ngày càng gia tăng.

 

Gia tăng bệnh nhân tâm thần

 

Thống kê sơ bộ của Trung tâm PCBXH cho thấy, tình trạng người tâm thần gây án đang ở mức khá báo động. Riêng 9 tháng của năm 2014 đã có 5 vụ án giết người do người tâm thần gây ra. Trong đó, 3 trường hợp ở huyện Lạc Sơn, 1 trường hợp ở huyện Đà Bắc, 1 trường hợp ở huyện Mai Châu. Đó là chưa kể tình trạng người tâm thần gây rối tại cộng đồng và nạn lạm dụng tình dục phụ nữ tâm thần, gây ra những trường hợp mang thai đầy thương tâm, oái oăm.

 

Trưởng khoa Tâm thần, Trung tâm PCBXH Vũ Trung Thành cho biết: Trong 1.881 bệnh nhân tâm thần có 1.169 bệnh nhân dùng thuốc đều, 203 trường hợp dùng thuốc không đều, 509 trường hợp bỏ trị. Kết quả, 1.713 bệnh nhân ổn định, 24 bệnh nhân rối loạn hành vi, 144 bệnh nhân mãn tính. Ở nhóm bệnh nhân động kinh có 24 trường hợp rối loạn hành vi, 49 trường hợp mãn tính. Bệnh nhân mãn tính là những trường hợp dùng thuốc nhưng vẫn có các triệu chứng như hoang tưởng, ảo giác, ý thức lờ mờ, không chủ động... Bệnh nhân rối loạn hành vi và mãn tính là 2 đối tượng dễ bị kích động dẫn đến gây án.

 

Bệnh tâm thần là do hoạt động não bị rối loạn gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, tác phong, hành vi, tình cảm. Môi trường xã hội càng căng thẳng, rối roạn tâm thần càng tăng. Bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mãn tính. Người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Đáng chú ý những năm gần đây, số lượng bệnh nhân tâm thần phát hiện mới trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Năm 2013 tăng 272 trường hợp so với năm 2012; năm 2014 tăng trên 300 trường hợp so với năm 2013. Khảo sát của Bệnh viện tâm thần T.Ư tại phường Thịnh Lang (TPHB) năm 2010 và xã Dũng Phong (Cao Phong) năm 2013 có 2,8% dân số mắc bệnh trầm cảm, được lập danh sách làm bệnh án điều trị. Số liệu này khá trùng khớp với khảo sát trên toàn quốc về 10 bệnh tâm thần thường gặp: tâm thần phân liệt 0,47%, chấn thương sọ não 0,51%, chậm phát triển tâm thần 0,63%, mất trí tuổi già 0,88%, trầm cảm 2,8%, lo âu 2,6%, rối loạn hành vi thanh - thiếu niên 0,9%, lạm dụng rượu 5,3%, nghiện ma túy 0,3%. Song, hiện Trung tâm chỉ quản lý được 3 bệnh: tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh tại các xã thuộc dự án.

 

Khó khăn chồng khó khăn

 

Trong khi số bệnh nhân tâm thần ngày càng gia tăng, kinh phí chương trình MTQG năm 2014 lại bị cắt giảm đến 70%. Năm 2013 được T.Ư cấp 1.180 triệu đồng, năm 2014 chỉ được cấp 400 triệu đồng. Nếu bệnh nhân tâm thần không được dùng thuốc trung bình 2 viên/ngày sẽ không thể lường hết những vấn đề liên quan có thể xảy ra. Trước vấn đề đó, UBND tỉnh đã cấp 500 triệu đồng cho Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng. Theo Trưởng khoa Tâm thần Vũ Trung Thành, kinh phí đó chỉ dành mua thuốc duy trì cho những bệnh nhân đang điều trị. Vì cắt giảm nên đành phải mua những loại thuốc rẻ tiền hơn (Haloperidol 1,5 mg, Aminazin 25 mg, Levome pomazine  25 mg), không được  các loại thuốc như trước đây (Olanzapin 10 mg, Depakin 200 mg). Công tác khám, phát hiện thụ động chưa thể triển khai trong toàn tỉnh do có huyện chưa bố trí được cán bộ, không đủ thuốc cấp cho các đối tượng thuộc các xã nằm ngoài dự án. Cán bộ chuyên trách huyện, xã, y tế thôn, bản còn kiêm nhiệm nhiều, trình độ chuyên môn về tâm thần có hạn. Công tác BVSKTTCĐ chưa được một số địa phương quan tâm đúng mức, phát hiện thụ động hầu như chưa có, thiệt thòi cho những người không may mắc bệnh. Đặc biệt, vẫn còn tình trạng kỳ thị, xa lánh bệnh nhân và người nhà. 

 

Mặt khác, trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở điều trị riêng cho bệnh nhân tâm thần mà chủ yếu được cấp phát thuốc, theo dõi điều trị tại gia đình. Chỉ khi có các biểu hiện hung hăng, quậy phá gia đình mới đưa đến bệnh viện. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có điều kiện làm việc đó mà vẫn còn trình trạng nhốt, xích người tâm thần trong cũi, xó nhà. Bệnh viện cũng không có khu điều trị riêng và thực tế đã có những phiền toái. Ngay tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh hạng I cũng chỉ có khoa thần kinh - cơ xương khớp với 30 giường. Bác sĩ Đào Xuân Lương cho biết: Khoa chỉ có 2 bác sĩ chuyên khoa định hướng tâm thần. Có những bệnh nhân vào điều trị không kiểm soát được hành vi làm náo loạn cả bệnh viện. Đây là vấn đề xã hội cần được sự quan tâm, vào cuộc tích cực hơn nữa của các cấp ủy, chính quyền, người dân.            

                                 

 

                                                                                 Cẩm Lệ

 

 

 

 

Các tin khác

Bác sỹ Nguyễn Văn Thái, Trưởng phòng khám ngoại trú người lớn, Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn tư vấn cho người bệnh.
Không có hình ảnh
Các cháu trường mầm non xã Thống Nhất trong giờ tập tô.
Học sinh trường THCS Hữu Lợi (Yên Thủy) được tuyên truyền, phổ biến các kiến thức  về SKSS vị thành niên.

Chú trọng công tác xét nghiệm virus Ebola

Ngày 20-10, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh do virus Ebola, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đến nay Việt Nam chưa có trường hợp nào mắc Ebola nhưng nguy cơ lây nhiễm là rất lớn. Công tác xét nghiệm trong bối cảnh Ebola diễn biến phức tạp trên thế giới đang được chú trọng.

Lương Sơn: 100% trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc

(HBĐT) - Theo thống kê của ngành LĐ -TB&XH huyện Lương Sơn, hiện toàn huyện có 139 trẻ hoàn cảnh, trong đó có 21 trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi; 93 trẻ khuyết tật, 3 trẻ bị HIV /AIDS; 1 trẻ bị xâm hại tình dục và 18 trẻ vi phạm pháp luật.

Kim Bôi: 100% trẻ dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế

(HBĐT) - 9 tháng qua, huyện Kim Bôi đã rà roát và cấp 93.706 thẻ BHYT cho người dân, trong đó DTTS 75.826 thẻ; hộ nghèo 12.255 thẻ; hộ cận nghèo 1.242 thẻ; người có công 1.267 thẻ; đối tượng BTXH 1.471 thẻ và trẻ dưới 72 tháng tuổi 3.116 thẻ đạt 100%.

6 bệnh viện nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường

(HBĐT) - Theo Sở Y tế, toàn tỉnh hiện có 6 bệnh viện có tên trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gồm BVĐK các huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lạc Thủy và TP. Hòa Bình. Các bệnh viện này không có hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống thu gom nước thải chưa tốt, gây ô nhiễm cho môi trường.

Đánh giá kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone

(HBĐT) - Chiều 20/10, BCĐ chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone (chương trình methadone) đã tổ chức họp đánh giá kết quả. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì cuộc họp. Dự cuộc họp có các thành viên BCĐ, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, huyện Lương Sơn, TPHB.

66% số trẻ sinh ra được tiêm vắc xin viêm gan B

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 14 bệnh viện. Trong 9 tháng năm 2014, tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh đạt 77,1%. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm tại một số bệnh viện còn thấp: BVĐK Yên Thủy 37,8%, BVĐK Lạc Sơn 63,7%, BVĐK Đà Bắc 66,7%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục