Cán bộ DS/KHHGĐ, CTV dân số xã Hòa Sơn trao đổi phương thức điều hành CLB tiền hôn nhân.

Cán bộ DS/KHHGĐ, CTV dân số xã Hòa Sơn trao đổi phương thức điều hành CLB tiền hôn nhân.

(HBĐT) - Nói về bệnh tan máu bẩm sinh, bác sỹ Phạm Văn Quân, Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Lương Sơn cho biết: Thalassemia là bệnh di truyền hay còn gọi bệnh tan máu bẩm sinh di truyền. Nếu 2 người cùng mang một gen bệnh lấy nhau thì mỗi một lần sinh con sẽ có 25% khả năng bị bệnh.

 

Bệnh tan máu bẩm sinh nếu nặng người bệnh bị thiếu máu, xanh xao, da và vùng mắt vàng, chậm phát triển thể chất, sốt, tiêu chảy và các rối loạn tiêu hóa khác. Nếu được truyền máu đầy đủ trẻ có thể phát triển bình thường đến khoảng 10 tuổi. Sau 20 tuổi, trẻ thường có biểu hiện của biến chứng nặng như biến dạng xương, hộp sọ to, bướu tránh, bướu đỉnh, hai gò má cao, mũi tẹt, lách to, gan to, sỏi mật, dậy thì sớm. Hậu quả cuối cùng mà chúng ta nhìn thấy được đó là thể trạng chậm phát triển rất còi cọc, bao giờ cũng nhỏ hơn so với trẻ cùng tuổi, da sạm... Khi khám sẽ thấy chức năng tim yếu, chức năng gan suy giảm do tình trạng ứ đọng sắt. Điều trị căn bệnh này sẽ mất chi phí cao, chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho người dân về cách phòng, tránh bệnh là hết sức cần thiết. Năm 2014, Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Lương Sơn đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông, khám xét nghiệm sàng lọc đối tượng mang gen bệnh, tư vấn cho các cặp vợ chồng được...  đẩy mạnh và đã đạt được một số kết quả đáng mừng.   

Lương Sơn là một trong những đơn vị được đánh giá làm tốt về phòng bệnh tan máu bẩm sinh. Công tác DS/KHHGĐ nói chung, các mô hình triển khai nâng cao chất lượng dân số nói riêng đã nhận được sự quan tâm, vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương. Nhờ đó, công tác phòng bệnh được triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả. Ngay từ đầu năm, trung tâm DS/KHHGĐ đã xây dựng Kế hoạch số 06 về việc triển khai hoạt động can thiệp giảm thiểu mắc bệnh tan máu bẩm sinh năm 2014 và hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện.  

Hiện nay, mỗi xã, thị trấn đã thành lập được 3 CLB tiền hôn nhân. Mỗi CLB thu hút từ 50 -  60 thành viên là ĐV-TN, phụ nữ. Các CLB duy trì hoạt động truyền thông về cách phòng tránh bệnh tan máu bẩm sinh, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, tảo hôn... Các CLB cũng tổ chức được các buổi giao lưu văn nghệ truyền thông nhằm tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động. Năm qua, Trung tâm DS/KHHGĐ đã tổ chức được 20 buổi truyền thông về căn bệnh tan máu bẩm sinh ở tất cả xã, thị trấn trên địa bàn, đồng thời mở được 5 hội nghị nói chuyện chuyên đề.  

Song song với công tác truyền thông, Trung tâm tiếp tục lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh cho phụ nữ mang thai và học sinh THPT. Trong 3 năm (2012 - 2014) đã lấy máu xét nghiệm cho 2.025 phụ nữ mang thai, trong đó mang gen bệnh 286 người, chiếm tỷ lệ 14,1%, đối với học sinh THPT đã xét nghiệm được 756 mẫu, tỷ lệ mang gen bệnh 13%. Từ số phụ nữ có thai mang gen bệnh, Trung tâm tiếp tục lấy máu xét nghiệm của người chồng và đã cho kết quả 27 cặp vợ chồng đều mang gen bệnh. Với trường hợp thai nhi của cặp vợ chồng đều mang gen bệnh được hỗ trợ tư vấn, khi thai kỳ ở tuần 12 - 18 các bà mẹ sẽ được chuyển về Bệnh viện Nhi T.Ư xét nghiệm chẩn đoán thai nhi, riêng năm 2014 đã có 2 cặp vợ chồng phải bỏ thai vì con mang gen bệnh. Với người chưa kết hôn mang gen bệnh sẽ được tư vấn không kết hôn với đối tượng cũng mang gen bệnh. Trong tháng 12, Trung tâm tiếp tục phối hợp với Bệnh viện Nhi T.Ư tổ chức lấy máu cho 500 - 600 học sinh trường THPT Nguyễn Trãi. Đây được coi là hoạt động thường xuyên nâng cao hiệu quả phòng tránh bệnh tan máu bẩm sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số.

 

                                                                       Nguyễn Hồng

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Cán bộ Trạm y tế xã Tòng Đậu (Mai Châu) được học tập,  nâng cao trình độ tay nghề để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ảnh: DL
Ông Hà Văn Cương, Giám đốc Công ty TNHH Dược phẩm Hà Việt trao thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2014.
Anh Bùi Văn Ửu đang rửa xe cho khách.

Phân bổ 990 triệu đồng Quỹ vì người nghèo cấp tỉnh

(HBĐT) - Căn cứ Quy chế xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ vì người nghèo của Ban Thường trực UB T.Ư MTTQ Việt Nam; nguồn vận động Quỹ vì người nghèo cấp tỉnh năm 2014, ngày 16/12, Ban vận động Ngày vì người nghèo tỉnh đã ban hành Quyết định về việc phân phối Quỹ vì người nghèo năm 2014.

Xây dựng tiềm lực hậu cần nhân dân - hậu cần địa phương vững mạnh

(HBĐT) - Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã thể hiện tinh thần sáng tạo, khắc phục khó khăn, gian khổ, làm tròn nhiệm vụ vừa là tiền phương, vừa là hậu phương kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa...”, phong trào tăng gia sản xuất được phát động khắp nơi.

Trao 300 xe lăn cho người tàn tật

(HBĐT) - Trong tháng 12, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh đã trao 300 xe lăn cho người tàn tật 11 huyện, thành phố. Đây là nguồn tài trợ từ tổ chức The Free Wheelchair (Mỹ) thông qua chương trình của Trung ương Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi.

Kim Bôi - chủ động phòng chống đói, rét cho đàn gia súc

(HBĐT) - Để bảo vệ cho đàn vật nuôi, ngay từ những ngày đầu tháng 10, khi đợt không khí lạnh đầu tiên tràn về, các hộ dân trong huyện Kim Bôi đã chủ động triển khai các biện pháp phòng - chống đói, rét cho đàn gia súc nhằm giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng và thiệt hại do thiên tai gây ra.

Những “quầy thuốc đa không” tại các chợ

(HBĐT) - Thuốc là hàng hóa đặc biệt, liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người. Trong khi các nhà thuốc đang hướng đến đạt GPP (tiêu chuẩn quốc tế về thực hành sử dụng dược phẩm) thì ở nhiều chợ trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp diễn tình trạng thuốc tây, nam được bày bán như hàng tiêu dùng bình dân. Có chợ, người bán còn thậm thụt và “bày binh bố trận” để lừa người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục