Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” ở xóm Om Làng, xã Cao Dương không chỉ được chị em phụ nữ ủng hộ mà vận động cả chồng, con tham gia.

Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” ở xóm Om Làng, xã Cao Dương không chỉ được chị em phụ nữ ủng hộ mà vận động cả chồng, con tham gia.

(HBĐT) - Từ khi thực hiện CVĐ xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, từ đầu làng, ngõ xóm đến từng hộ gia đình ở xóm Om Làng, xã Cao Dương (Lương Sơn) đều ngăn nắp, sạch sẽ. CVĐ không chỉ tác động đến các chị em phụ nữ mà đến tất cả những thành viên trong gia đình.

 

Gia đình chị Nguyễn Thị Ngần, chi hội trưởng phụ nữ xóm là một trong những người đi đầu trong việc thực hiện CVĐ. Vào nhà chị vườn trước, vườn sau phong quang, sạch đẹp. Gian bếp cũng được sắp xếp gọn gàng, xoong, nồi, chậu, chảo sáng bóng. Sử dụng bếp gas được lấy từ nguồn biogas đã đỡ đần được chị rất nhiều trong việc nấu ăn. Chị Ngần kể: Trước đây gia đình chị đun bếp củi, nay chuyển sang đun gas nên gian bếp cũng được đầu tư xây dựng. Khu chuồng trại chăn nuôi được đưa ra xa nhà. Nhà chị xây hầm biogas vừa giải quyết được chất thải trong chăn nuôi, vừa có gas để đun. Từ khi có CVĐ, nghe tôi nói chuyện, cả gia đình hết sức ủng hộ. Ai cũng bảo: sạch nhà, sạch cửa, sạch ngõ thì mình sướng đã, không còn mầm bệnh, ai cũng khỏe mạnh.

 

Không riêng nhà chị Ngần, hơn 100 hội viên phụ nữ của xóm Om Làng cũng đều thực hiện tốt CVĐ này. Nhà cửa được chị em dọn dẹp sạch sẽ, đồ đạc xếp ngăn nắp. Trong mỗi gian bếp đã có sự đổi thay rõ rệt. Từ người trẻ cho đến già, không phân biệt nam, nữ đều ủng hộ chương trình này của chi hội. Theo chị Ngần, những tiêu chí mà CVĐ này đặt ra, có thể nhiều gia đình nơi đây chưa đạt nhưng những hành động của chị em đã dần thay đổi. Chị Bùi Minh Thuận chia sẻ: “Những năm gần đây, mỗi gia đình trong xóm chỉ đẻ từ 1-2 con. Ai cũng xác định sinh ít con để có điều kiện chăm sóc và lo học hành cho các cháu. Cả 2  con của tôi đều đang đi học đại học và cao đẳng.

 

Nhiều người bảo nhau sạch sẽ phải đi đôi với giàu đẹp và không có đói nghèo nên các hội viên không ngừng vươn lên trong  phát triển kinh tế. Các hội viên liên kết với nhau để trồng cây thuốc nam, tạo nên vùng nguyên liệu lớn. Điển hình như chị Nguyễn Thị Chiểu mạnh dạn chuyển đổi chân ruộng xấu thành vườn ươm cây giống. Năm nay, gia đình chị thu khoảng 30 triệu đồng từ bán cây giống và thu hoạch cây xạ đen và đơn đỏ. Từ đó, nhiều hộ mạnh dạn chuyển đổi chân ruộng xấu sang trồng cây thuốc nam; cải tạo vườn tạp trồng cam, chanh... Mỗi mô hình triển khai giúp hội viên có thêm thu nhập, từng bước xóa đói - giảm nghèo.

 

Chị Ngần cho biết thêm: Đến nay, cả xóm chỉ còn 5% hộ hội viên nghèo. Đây là những người neo đơn và có hoàn cảnh éo le. Hàng năm, các hội viên đều đóng góp quỹ để hỗ trợ những gia đình này vươn lên. Hiện tại, con đường vào xóm Om Làng đã được rải bê tông phẳng lì, sạch sẽ, các hội viên phụ nữ đã tự nguyện tham gia quét dọn, phương châm “sạch từ nhà ra ngõ” đã bắt đầu ngấm dần vào từng hộ gia đình nơi đây.

 

 

 

                                                                           Việt Lâm

 

 

           

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục