Lãnh đạo Phòng LĐ -TB&XH huyện Kỳ Sơn thăm hỏi, tặng quà  gia đình thương binh Vũ Tuấn Khích, xã Hợp Thành.

Lãnh đạo Phòng LĐ -TB&XH huyện Kỳ Sơn thăm hỏi, tặng quà gia đình thương binh Vũ Tuấn Khích, xã Hợp Thành.

(HBĐT) - Được lãnh đạo Sở LĐ -TB&XH giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Bùi Văn Nhun ở xóm Trớ, xã Quy Hậu (Tân Lạc). Niềm vui như vẫn đọng lại bởi ông là một trong hai người của tỉnh đại diện cho hàng ngàn người có công với cách mạng tham dự hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu toàn quốc năm 2014 được tổ chức tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

 

Ông Nhung chia sẻ: Theo tiếng gọi Tổ quốc, tôi nhập ngũ ngày 13/2/1982 đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. Đến ngày 1/4/1985, tôi bị thương ở mặt trận 479, được đưa về nước với tỷ lệ thương tật 81% và điều dưỡng tại gia đình. Về địa phương, hoàn cảnh gia đình khó khăn, câu hỏi đặt ra làm gì đây khi chỉ có 2.000 m2  đất màu và 1.100 m2  đất lúa? Tôi đã tận dụng được nguồn lương thực sẵn có đầu tư nuôi lợn thịt, ngan, gà, trồng 50 gốc vải, mía trắng, thầu đất trồng 2 ha mía tím kết hợp xây hầm biôga phục vụ cho sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh môi trường và cung cấp nguồn phân bón sạch cho trồng trọt. Ngoài ra, tôi mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Hàng năm, từ sự kết hợp này mang lại cho gia đình nguồn thu trên 200 triệu đồng. Qua 10 năm áp dụng mô hình kinh tế này đã giúp gia đình có được số vốn để xây dựng lại ngôi nhà mới khang trang với đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị phục vụ cuộc sống và có điều kiện cho con ăn học. Để có được ngày hôm nay, tôi không thể quên được những ngày tháng khó khăn được sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của các cấp, ngành, bà con làng xóm...  

Cũng như ông Nhung, với tinh thần “Thương binh tàn nhưng không phế”, ông Vũ Tuấn Khích ở xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) được nhiều người biết đến với mô hình phát triển kinh tế gia đình từ cây thanh long ruột đỏ cho thu nhập cao. Ông Khích chia sẻ: Chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm chu đáo của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và được hưởng đầy đủ các chế độ do Nhà nước quy định, vào những ngày lễ, tết, tôi được thăm hỏi, động viên kịp thời. Đây là những việc làm ý nghĩa giúp những người có công với cách mạng chúng tôi vươn lên trong cuộc sống.

Đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó Giám đốc Sở LĐ -TB&XH cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh có trên 30.000 người có công với cách mạng, trong đó có 64 bà mẹ Việt Nam anh hùng đã được phong tặng, truy tặng, 7 anh hùng liệt sỹ, 5.810 liệt sỹ, 4.600 thương binh, bệnh binh, gần 3.000 người nhiễm chất độc hóa học đang hưởng chế độ. Phát huy truyền thống “Uống nước - nhớ nguồn”, trong những năm qua, tỉnh ta đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách và vận động toàn dân chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công cũng như quan tâm giải quyết có hiệu quả những tồn đọng về chính sách sau chiến tranh, giúp thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng ổn định cuộc sống. Đặc biệt, trong năm 2014, tỉnh ta đã có nhiều hoạt động quan tâm, chăm sóc người có công với cách mạng. Trong đó, phải kể đến những hoạt động lớn của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Sở LĐ -TB&XH đã thăm hỏi, tặng quà các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng trong tỉnh và các Trung tâm Điều dưỡng thương binh nặng... Dịp Tết Nguyên đán, tỉnh đã trao 10.187 suất quà của Chủ tịch nước, 11.724 suất quà của tỉnh cho các đối tượng người có công. Nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014) và 67 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2014), tỉnh đã tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà và tri ân gia đình thương, bệnh binh, anh hùng liệt sỹ. Tổ chức trọng thể lễ phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng.  Bên cạnh đó, tỉnh tích cực vận động toàn dân xây dựng Quỹ “Đền ơn - đáp nghĩa”, thực hiện chương trình “Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng” trên địa bàn tỉnh...  

Với những việc làm cụ thể, thiết thực chăm sóc người có công với cách mạng, tính đến nay, toàn tỉnh có 98% hộ gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình so với dân cư cùng địa bàn cư trú. Có 96% xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công. Toàn tỉnh không còn hộ chính sách đang hưởng trợ cấp thường xuyên thuộc diện hộ nghèo.

 

                                                                            Hương Lan

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục