Học sinh trường THCS Hữu Lợi (Yên Thủy) được tư vấn, thăm khám sức khỏe định kỳ trong năm học.
(HBĐT) - Cùng với nâng cao chất lượng giáo dục, công tác y tế trường học được xác định là vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo cho trẻ em, học sinh có đẩy đủ về thể chất, tinh thần phục vụ tốt trong học tập, rèn luyện. Ngay từ đầu năm, Sở GD & ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, nhà trường triển khai nhiều hoạt động truyền thông, nâng cao trình độ cán bộ chuyên trách y tế học đường, đảm bảo tỷ lệ các trường học sử dụng nước sạch và công trình vệ sinh cao, không để xảy ra dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở giáo dục
Đồng chí Nguyễn Văn Hiển, trưởng phòng công tác HS -SV, Sở GD & ĐT cho biết: Hiện nay, công tác y tế học đường còn gặp phải nhiều khó khăn, phần lớn cán bộ y tế học đường đều kiêm nhiệm nên trình độ, năng lực chuyên môn còn hạn chế, trang thiết bị y tế đã sử dụng nhiều năm vẫn chưa được bổ sung thay thế, một số trường vẫn chưa quan tâm đúng mức đến phòng y tế, số thuốc trong danh mục còn thiếu, bố trí chưa khoa học... Bên cạnh những khó khăn gặp phải, công tác y tế học đường tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Sở GD & ĐT, đồng thời đã phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế, BHXH thực hiện tốt các quy định về hoạt động y tế, BHYT.
Ngay từ đầu năm, Sở đã ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị, trường học triển khai việc đánh giá công tác y tế trường học, thực hiện các quy định về hoạt động y tế trong các trường mầm non, TH, THCS, THPT và các trường phổ thông có nhiều cấp... Thực hiện Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV giữa Bộ GD & ĐT vớ Bộ Nội vụ, Sở đã chỉ đạo các phòng đảm bảo biên chế cán bộ làm công tác y tế theo đúng hướng dẫn, nhờ đó, 100% đơn vị có cán bộ y tế, trong đó có 70% là cán bộ chuyên trách trình độ từ trung cấp y trở lên. Đối với những đơn vị còn khó khăn về số cán bộ y tế chuyên trách, trình độ, năng lực của cán bộ cần có văn bản báo cáo để ngành tìm giải pháp khắc phục.
Bước vào đầu năm học, các đơn vị đã phối hợp thực hiện công tác khám sức khỏe ban đầu cho 100% trẻ em, học sinh, lập sổ y bạ theo dõi sức khỏe học sinh thường xuyên trong năm học. Tại các trường mầm non, hàng tháng, cán bộ y tế còn cân, đo chiều cao cho trẻ và phối hợp thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng. Đối với trẻ, học sinh mắc bệnh mãn tính, đơn vị nhà trường có cơ chế chăm sóc, điều trị, thông báo với phụ huynh về tình hình sức khỏe của con em mình.
Nhằm đảm bảo vệ sinh trường, lớp học, 90% trường học đã có công trình vệ sinh, nước sạch và các công trình công cộng khác theo quy định. Đồng thời, các trường đã xây dựng nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe học sinh về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng - chống dịch bệnh tại các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp. Đối với các trường bán trú, nhà trường đã xây dựng hướng dẫn kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các nhân viên nấu ăn thường xuyên được tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng, hàng hóa thực phẩm mua về phải biết rõ nguồn gốc, đảm bảo các tiêu chuẩn về sinh an toàn thực phẩm, bếp ăn tập thể, nhà ăn trong nhà trường đảm bảo về vị trí, thiết kế bố trí và cấu trúc đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành. Tất cả các dụng cụ nấu, nướng, chế biến, sử dụng, bảo quản, chứa đựng phải bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định... Từ đó không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh lây lan trong học đường.
Đồng thời, Sở đã thành lập các đoàn kiểm tra về công tác y tế học đường tại 11 huyện, thành phố, trong đó có 24 trường mầm non, 32 trường tiểu học, 30 trường THCS và 1 trường TH & THCS, 9 trường DTNT THCS và 17 trường THPT trên địa bàn. Qua kiểm tra, đánh giá hầu hết các trường đã thực hiện tốt công tác y tế học đường. Trong thời gian tới, Sở đã chỉ đạo các đơn vị chủ động xã hội hóa nguồn kinh phí để xây dựng các công trình vệ sinh, tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế trường học; tăng cường hoạt động truyền thông giáo dục có sự tham gia của học sinh...
H.N
(HBĐT) - Sở Y tế vừa có thông báo đến phòng y tế, bệnh viện đa khoa các huyện, thành phố, Ban Bảo vệ CSSK cán bộ tỉnh và các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm, nhà thuốc về việc xử lý thuốc Voltarén giả.
(HBĐT) - Năm 2014, trong các lĩnh vực của ngành Y tế tỉnh, có thể nói hệ thống y tế dự phòng (YTDP) có nhiều dấu ấn. Đặc biệt là trong công tác tiêm chủng, phòng - chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, cải thiện đời sống cho nhân dân.
(HBĐT) - Năm 2014, toàn tỉnh có 15.337 trẻ sinh ra, trong đó có 8.226 bé trai và 7.111 bé gái, tỷ số giới tính khi sinh là 115, 7 bé trai/100 bé gái. 7 huyện có tỷ số giới tính cao hơn 115% là Đà Bắc 129%, Mai Châu 120%, Lạc Thủy 118%, Lạc Sơn, Kim Bôi và Yên Thủy đều có tỷ số giới tính khi sinh 117%.
(HBĐT) - Từ khi thực hiện CVĐ xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, từ đầu làng, ngõ xóm đến từng hộ gia đình ở xóm Om Làng, xã Cao Dương (Lương Sơn) đều ngăn nắp, sạch sẽ. CVĐ không chỉ tác động đến các chị em phụ nữ mà đến tất cả những thành viên trong gia đình.
(HBĐT) - Hưởng ứng phong trào “Xây dựng công trình thắp sáng đường quê xây dựng nông thôn mới”, trong 2 ngày 27-28/12, Đoàn Thanh niên xã Nam Thượng (Kim Bôi) phối hợp với Hội đồng hương Kim Bôi, CLB sinh viên Học viện thanh thiếu niên tổ chức các hoạt động xây dựng công trình "Thắp sáng đường quê" tại thôn Nước Ruộng, xã Nam Thượng.
(HBĐT) - Ông Nguyễn Văn Chung, Phó chủ tịch Hội người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh cho biết: Hiện nay, theo thống kê toàn tỉnh có 17.500 người tàn tật và trẻ mồ côi, chiếm 2,18% dân số. Người tàn tật và trẻ mồ côi là những đối tượng không may chịu thiệt thòi, bất hạnh trong cuộc sống, vì thế chăm lo, bảo vệ và tạo điều kiện giúp người tàn tật, trẻ mồ côi vững tin, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống là nhiệm vụ của các cấp, ngành và toàn xã hội.