Hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ Thái Bình (TPHB) đã thực hiện tương đối đầy đủ các quy định về VSATTP.

Hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ Thái Bình (TPHB) đã thực hiện tương đối đầy đủ các quy định về VSATTP.

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 92 chợ, hầu hết là chợ hạng 3 có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất của nhiều chợ còn hạn chế, không đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), nhiều chợ còn tình trạng họp lấn đường, vỉa hè, vi phạm an toàn giao thông .... Mặt khác, hàng hóa ở hầu hết các chợ được bày bán thiếu quy củ, thực phẩm sống được bày bán lẫn lộn với những thức ăn chín, đồ ăn đã qua chế biến không che đậy hoặc không được bày bán trong tủ kính... không đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn cho người sử dụng.

 

Thực hiện chủ trương của Bộ Công thương, UBND tỉnh, qua khảo sát thực tế và nghiên cứu, Sở Công Tthương đã lựa chọn chợ Thái Bình trên địa bàn phường Thái Bình (thành phố Hòa Bình) và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 31/3/2014 về xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm VSATTP. Đây là chợ loại 2, về cơ sở hạ tầng đã được Công ty CP nông sản thực phẩm Hòa Bình đầu tư xây dựng mới. Trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước và thực trạng VSATTP tại chợ, Sở đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan từng bước triển khai các nội dung để bảo đảm VSATTP tại chợ.

 

Theo thống kê, có 40 hộ kinh doanh thực phẩm cố định trên tổng số 129 hộ kinh doanh cố định tại chợ. Nguồn gốc xuất xứ thực phẩm trong chợ chủ yếu do các hộ kinh doanh tự khai thác theo nhiều nguồn khác nhau. Triển khai mô hình chợ thí điểm VSATTP, Ban Quản lý chợ đã tổ chức phổ biến, tuyên truyền các quy định về VSATTP cho các hộ kinh doanh và người tiêu dùng đến chợ trên hệ thống loa truyền thanh của chợ và các văn bản phổ biến, hướng dẫn. Bên cạnh đó, thường xuyên đôn đốc các hộ kinh doanh thực hiện vệ sinh môi trường. Trong khuôn khổ dự án đã tổ chức 1 lớp tập huấn phổ biến kiến thức VSATTP cho tất cả các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ và chi hỗ trợ đầu tư 8 bàn bán hàng thực phẩm, tủ kính đựng thực phẩm, tủ kính bảo quản thực phẩm đã qua chế biến cho các hộ kinh doanh. Ngoài ra còn bổ sung hỗ trợ xây dựng hệ thống quảng cáo như biển hiệu, nội quy, quy chế, tờ rơi tuyên truyền; thùng chứa rác MGB 240... Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác kiểm tra và xử lý vi phạm về VSATTP tại chợ, tạo môi trường kinh doanh mua bán thực phẩm an toàn, thuận tiện cho nhân dân trên địa bàn thành phố cũng được tăng cường.

 

Đến nay, mặc dù chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về VSATTP theo quy định hiện hành nhưng so với các chợ trên địa bàn, chợ Thái Bình được đánh giá thực hiện VSATTP tương đối tốt. Cụ thể là tình hình kinh doanh trong chợ thường xuyên ổn định, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nhất là các mặt hàng thực phẩm, nông sản phục vụ đời sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Chợ đã thực hiện đúng phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề, điểm kinh doanh đã được UBND thành phố phê duyệt. Các hộ kinh doanh thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến đều có bàn quầy, tủ kính theo quy cách thống nhất với chiều cao bảo đảm từ 60 cm trở lên, diện tích tối thiểu 2 m2. Công trình hạ tầng trong chợ được đầu tư xây dựng đồng bộ, từ hệ thống cống thoát, thải, đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường, có hệ thống cấp nước sạch tới các quầy thực phẩm tươi sống, có nhà vệ sinh công cộng. Hầu hết các hộ kinh doanh thực phẩm cố định đã có biển hiệu, số điện thoại có địa chỉ rõ ràng. Nhiều hộ còn xây dựng được nguồn cung và thu hút lượng khách hàng quen, ổn định, tín nhiệm, bước đầu hình thành chuỗi SX -KD tiêu thụ thực phẩm an toàn.

 

 Đồng chí Nguyễn Đình Khanh, Phó Giám đốc Sở Công thương khẳng định: Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, việc xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm VSATTP là một chủ trương đúng đắn, thiết thực đảm bảo sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu văn minh thương mại, thuận tiện cho quá trình mua, bán, góp phần tăng cường hiệu quả kinh tế, xã hội của chợ truyền thống cũng như nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh VSATTP của đơn vị quản lý chợ và các hộ, cá nhân kinh doanh tại chợ. Tuy nhiên, để luôn duy trì hiệu quả quản lý chất lượng VSATTP tại chợ, giúp đảm bảo sức khỏe và tạo niềm tin cho người tiêu dùng cần sự vào cuộc, đồng thuận của các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân. Giai đoạn 2014-  2015, Sở Công thương sẽ tiếp tục lộ trình triển khai, nhân rộng mô hình thí điểm gồm 5 chợ: Nghĩa Phương (thành phố Hòa Bình), đầu mối nông sản Bưng (Cao Phong), đầu mối nông sản Lạc Thủy (Lạc Thủy), Vụ Bản (Lạc Sơn) và chợ thị trấn Mai Châu (Mai Châu).

 

 

                                                                    

 

                                                                         Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục