(HBĐT) - Sau khi tái lập tỉnh tháng 10/1991 thì tháng 1/1992 UBND tỉnh đã có quyết định thành lập Trung tâm bảo trợ xã hội, trực thuộc Sở LĐ -TB&XH tỉnh. Hơn 10 năm trước, khi còn là Trưởng Ban Văn hoá - xã hội - dân tộc của HĐND tỉnh, tôi đã có dịp về thăm và tặng quà cho Trung tâm. Lần này, tôi trở lại Trung tâm với tư cách là người cầm bút. Được biết cuối năm 2013, Trung tâm đã được UBND tỉnh bổ xung chức năng, nhiệm vụ và đổi tên thành Trung tâm công tác xã hội.
Trong khuôn viên 16 ha, cơ sở vật chất của Trung tâm đã được mở mang, nâng cấp khang trang to đẹp hơn trước nhiều. Các khu hành chính, bếp ăn, nhà trẻ, mẫu giáo, các khu dành riêng cho các đối tượng như: người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người khuyết tật (tâm thầnt, tiểu năng trí tuệ…), trẻ em mồ côi đặc biệt khó khăn, nhà tang lễ cho người quá cố. Một bên là quốc lộ 6 ngày đêm rì rầm người xe xuôi ngược, một bên là con Ngòi Móng quanh co. Dòng thời gian và dòng đời ồn ã, hào phóng là vậy còn đối với 125 con người thiếu may mắn đã tìm gặp ngôi nhà chung này. Hơn 60 cán bộ, công chức Trung tâm thay thế những người thân của họ chăm sóc, nuôi dưỡng, ăn ở, học tập.
Tiếp tôi, Giám đốc Đỗ Văn Chiến đã khái quát những nét chung về quá trình ra đời, phát triển và hoạt động của Trung tâm. Giám đốc Chiến cho biết: Đó là thời khắc giao mùa, bởi các đối tượng ở đây rất nhạy cảm với sự đổi thay của thời tiết. Nhìn vào các định mức chi tiêu có phần khiêm tốn dành cho ăn, mặc, thuốc chữa bệnh, trợ cấp theo học của các cháu học phổ thông bên ngoài trung tâm thì chủ và khách có phần băn khoăn, ái ngại. Song nếu nhìn vào tổng thể về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, công chức ở đây dành cho số đối tượng được chăm sóc, nhất là đối với một địa phương còn nhiều hạn hẹp về nguồn thu ngân sách mới thấy hết sự quan tâm của các cấp, ngành trong tỉnh.
Hướng dẫn tôi tham quan các khu chức năng thuộc các đối tượng được chăm sóc ở trung tâm là anh Đinh Văn Nhật, Trưởng phòng tư vấn và chăm sóc đối tượng. Hơn 20 năm qua, anh thường xuyên tiếp xúc với các đối tượng. Anh cho biết: Cực nhất là những lần đưa các đối tượng được chăm sóc đi viện đúng vào dịp lễ, tết, phải mang khẩu phần ăn của bệnh nhân từ Trung tâm theo. Trong công tác ai cũng muốn tìm cho mình một vị trí công việc trang trọng, đối tượng công việc có hàm lượng chất xám cao nhưng nếu không có hơn 60 người ngày đêm lăn lộn ở đây thì hơn 100 con người kia ai lo? Tôi nói với anh Nhật “ Các cô, chú, các cháu ở Trung tâm thực sự là cha mẹ cho các đối tượng đang được chăm sóc ở đây, từ các cháu mới lọt lòng đến các cụ gần trăm tuổi !” Có hai cô gái người Đức: Mar-le-ne và Hen -ni, là hai tình nguyện viên đang làm việc cho Trung tâm. Các cô vừa tốt nghiệp phổ thông, tình nguyện sang làm việc ở đây một năm sau đó mới về nước thi vào đại học. Mọi chi phí ăn ở, đi lại hai cô đều tự túc. Chắc hẳn họ đã tìm thấy nguồn vui của công việc có tính nhân ái và nhân văn nơi này chăng nên vừa mới gặp họ đang vui vẻ nhặt rau, nấu bếp, sau đó lại ngồi bên các đói tượng được chăm sóc?
Tiếp xúc với các đối tượng được chăm sóc ở đây mới thấy hết tính phức tạp của công việc và đồng cảm với những người đang công tác ở Trung tâm. Ông Bùi Văn Mảng 57 tuổi, dân tộc Mường quê ở xã Lạc Lương, Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình. ông đi bộ đội, tham gia cánh quân tình nguyện giúp nhân dân Campuchia giải phóng đất nước, bị địch bắt giam, vợ con đã được nhận giấy báo tử và hưởng chế độ gia đình liệt sĩ 10 năm. Ngày ông trốn trại, lần tìm được về quê hương, người vợ đã đi lấy người khác, đứa con chết bệnh, em gái đưa ông vào đây và không thấy thăm lại. Có lẽ vì gia cảnh như thế đã làm ông trở thành người tâm thần, không kiểm soát được hành vi của mình. Bà Hoàng Thị Vân 93 tuổi, dân tộc Kinh, quê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình). Ba chị em gái theo nhau lên kiếm sống nơi vùng Suối Rút, sau đó là thị trấn Mai Châu. Lấy chồng 10 năm, không có con nên chồng đi lấy người khác. Sống độc thân đến khi tuổi cao sức yếu được đưa vào Trung tâm chăm sóc! Đó là hai trong số hơn 100 người thiếu may mắn ở Trung tâm này.
Hơn 100 con người là hơn 100 số phận khác nhau. Lãnh đạo Trung tâm đã biết gắn kết hoạt động ở đây với cuộc sống bên ngoài tạo nên một không gian mở, làm cho các đối tượng luôn có cảm giác như đang được sinh sống trong một gia đình.
Tạm biệt Trung tâm, trên đường về, tôi bỗng nhận ra: Con người dù rơi vào hoàn cảnh thiếu may mắn nhất vẫn có những cơ sở với những con người đầy lòng nhân ái giang tay nâng đỡ và dường như mùa đông năm nay ấm áp hơn nhiều, thấp thoáng ngoài xa nơi đầu non, cuối bãi, một mùa xuân mới đang về.
(HBĐT) - CLB người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) tỉnh được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2009 thuộc chương trình dự án ĐTĐ quốc gia của tỉnh. Hiện nay, CLB có gần 1.000 thành viên của 11 huyện, thành phố, trong đó, hội viên tập trung nhiều nhất tại thành phố Hòa Bình. Theo ông Đào Vũ Tuyển, Chủ tịch CLB người bệnh ĐTĐ tỉnh bệnh ĐTĐ được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”.
(HBĐT) - Khoảng từ đầu tháng 2 lại đây, dịch cúm mùa diễn ra khá phức tạp ở các huyện, thành phố trong tỉnh. Theo thống kê của Trung tâm YTDP, trong tháng ghi nhận trên 700 ca bệnh. Tuy nhiên, đây mới chỉ là số liệu báo cáo trong hệ thống, trên thực tế, số ca bệnh cúm tại cộng đồng còn lớn hơn nhiều lần.
(HBĐT) - Trong 60 năm qua, ngành Y tế tỉnh luôn làm tốt vai trò tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác y tế; quản lý và chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác y tế trên địa bàn tỉnh theo phân cấp; luôn đổi mới phương thức lãnh đạo sát với tình hình thực tế địa phương; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành.
(HBĐT) - Với truyền thống “Uống nước - nhớ nguồn”, “Lá lành đùm lá rách”, trong dịp trước Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, các cấp chính quyền từ tỉnh tới cơ sở, các sở, ban, ngành được phân công giúp đỡ các xã nghèo trong tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, các đối tượng chính sách xã hội, đồng bào sinh sống tại các vùng khó khăn. Đã có 26.346 đối tượng chính sách được nhận quà Tết với tổng kinh phí trên 5,3 tỷ đồng.
(HBĐT) - Theo số liệu của Bệnh viện đa khoa tỉnh, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi có tổng số 656 người đến khám bệnh, 332 người phải nhập viện điều trị. Trong đó, đáng chú ý số bệnh nhân đến khám và nhập viện do TNGT tăng với 97 trường hợp, 26 bệnh nhân xác định bị chấn thương sọ não. Không có trường hợp bệnh nhân bị tai nạn sinh hoạt, ngộ độc thức ăn, đánh nhau.
(HBĐT) - Nhân dịp chuẩn bị đón xuân Ất Mùi 2015, sáng 22/2 (mùng 4 Tết Ất Mùi) Đảng uỷ, UBND, Uỷ ban MTTQ, Hội Người cao tuổi thị trấn Bo (huyện Kim Bôi) đã tổ chức lễ mừng thọ 50 cụ đang sinh sống trên địa bàn thị trấn.