Thời tiết nắng nóng, Khoa Nhi (BVĐK Hoà Bình) luôn trong tình trạng quá tải do bệnh nhân nhập viện tăng đột biến.

Thời tiết nắng nóng, Khoa Nhi (BVĐK Hoà Bình) luôn trong tình trạng quá tải do bệnh nhân nhập viện tăng đột biến.

(HBĐT) - Đợt nắng nóng kéo dài cuối tháng 5 thực sự là thách thức lớn đối với BVĐK Hoà Bình. Số lượng bệnh nhân khám, điều trị tăng đột biến khiến lực lượng và phương tiện, máy móc phải luôn hoạt động quá công suất. Tiến sỹ Trương Quý Dương, Giám đốc BVĐK Hoà Bình cho biết: “Quy mô của bệnh viện có 550 giường bệnh, nhưng hiện tại có tới gần 700 bệnh nhân đang điều trị nội trú. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nhân nhập viện tăng đột biến là do tình trạng những ngày nắng nóng liên tục kéo dài”.

 

Hầu hết bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu và điều trị trong những ngày qua là người già và trẻ em. Bác sỹ Đặng Thành Chung, Phó Trưởng khoa nhi BVĐK tỉnh cho biết: “Do nắng nóng kéo dài, từ ngày 25/5 đến nay, bệnh nhân nhập viện cấp cứu, điều trị tăng gấp đôi ngày thường. Bình thường khoa nhi có 45 giường bệnh, nhưng hiện tại đang cấp cứu và điều trị cho 81 cháu với các bệnh chính là sốt cao, co giật, tiêu chảy cấp. Mặc dù cường độ làm việc hết sức căng thẳng nhưng đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng viên trong Khoa nói riêng và BVĐK tỉnh nói chung đều nỗ lực, cố gắng để thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Vì vậy, trong những ngày cao điểm vừa qua mọi việc đều diễn ra an toàn, suôn sẻ”.

 

Nhọc nhằn, vất vả hơn cả là đội ngũ  y, bác sỹ, điều dưỡng viên Khoa Hồi sức cấp cứu. Bác sỹ Tạ Huy Kiên, Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu cho biết: “Thời tiết khắc nghiệt nắng nóng kéo dài, vì vậy ngoài việc cấp cứu điều trị thường xuyên cho từ 25 -30 bệnh nhân,  gần đây bình quân mỗi ngày Khoa Hồi sức cấp cứu phải tiếp nhận cấp cứu 15 đến 20 bệnh nhân nặng do đột quỵ, tim mạch, viêm phế quản mãn tính, say nắng. Trong đó chủ yếu là những người  trung niên và cao tuổi. Đặc biệt, trong đợt nắng nóng đầu tháng 4 vừa qua, một bệnh nhân nữ 36 tuổi ở Kim Bôi đã tử vong mặc dù đã được chuyển xuống Bệnh viện Bạch Mai. Nguyên nhân do đi làm nương trong thời tiết nắng nóng bị rối loạn thân nhiệt, rối loạn hô hấp, tuần hoàn. Ngay đầu giờ chiều nay (28/5) Khoa vừa tiếp nhận một bệnh nhân  nam 15 tuổi bị sốc nhiệt và nhiều khả năng bị bại não vì giữa buổi trưa đang nắng nóng thân nhiệt rất cao lại nhảy xuống bể bơi tắm, nhiệt độ thay đổi đột ngột dẫn đến tiên lượng rất xấu”.

 

Mùa hè nắng nóng, thời tiết khô hanh khiến cho các bệnh  như: tiêu chảy, sốt xuất huyết, tay chân miệng, thủy đậu... có nguy cơ bùng phát và lan rộng, nguy hiểm hơn là tình trạng đột quỵ với người cao tuổi. Theo dự báo, đợt nắng nóng này sẽ tiếp tục kéo dài, vì vậy mọi người cần hết sức chú trọng trong việc phòng bệnh. Bác sỹ Quách Thiên Tường, Phó giám đốc BVĐK Hoà Bình cảnh báo: Để phòng bệnh mùa hè, nhất là khi nắng nóng kéo dài mọi người phải làm tốt việc vệ sinh sạch sẽ nơi ở, ăn chín uống sôi, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm. Thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều khiến cơ thể mất đi lượng lớn nước. Vì thế, cần uống đủ nước, khi làm việc hay đi học, đội nón, đội mũ rộng vành để không bị say nắng. Tránh đi làm ngoài nắng kéo dài. Tuyệt đối không uống nhiều nước đá, không ăn những thức ăn quá lạnh. Không để quạt điện quay thẳng vào người, nhất là trẻ nhỏ vì trẻ dễ bị cảm lạnh, càng không nên bật quạt, đi nằm sau khi vừa tắm xong. Việc lạm dụng quá nhiều và sử dụng quạt, điều hòa không đúng cách sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh về hô hấp như: viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng... nguy cơ có thể dẫn đến hen suyễn mãn tính. Trong thời tiết oi ả, nóng bức, mọi người, nhất là người cao tuổi dễ có nguy cơ bị đột quỵ, với các dấu hiệu như mặt đỏ bừng, nhiệt độ cơ thể cao, nhức đầu, buồn nôn, mạch nhanh, chóng mặt và thiếu mồ hôi mặc dù thời tiết vô cùng nắng nóng. Để hạn chế nguy cơ đột quỵ, cần hết sức  tránh ra ngoài trời khi nắng gắt, cố gắng uống đủ nước dù ít cảm giác khát. Có chế độ ăn uống đầy đủ với nhiều rau xanh và hoa quả tươi, bữa ăn bảo đảm đủ chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng để phòng bệnh. Khi ra ngoài trời nắng,  nên mặc áo sơ mi dài tay và đội mũ rộng vành để bảo vệ da khỏi ánh mặt trời. Quần áo nên nhẹ và được làm từ chất liệu thoáng mát. Không nên đột ngột từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay và ngược lại mà phải có thời gian vài phút để thích ứng với nhiệt độ ngoài trời và trong nhà. Đi tắm sông, suối hay bể bơi cũng vậy khi đang nóng bức không nên xuống nước ngay vì thân nhiệt thay đổi đột ngột rất dễ dẫn đến bị đuối nước. Khi thấy ai đó có triệu chứng da lạnh và ẩm, mạch yếu, các cơ căng, hoặc bị co rúm, đau đầu, dị cảm đầu chi, lo âu, giảm thích ứng, thở nhanh, sốt cao, không có mồ hôi, mất tri giác, chóng mặt, yếu mệt, buồn nôn, lẫn lộn, mất định hướng… Cần nhanh chóng hạ nhiệt độ  bằng cách làm mát bằng phương tiện như quạt, quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ, lau hay phun bằng nước mát khắp người bệnh nhân...Ngay sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất để y, bác sĩ cấp cứu, điều trị, vì để càng lâu bệnh sẽ càng trầm trọng hơn.

 

 

                                                                              Đức Phượng

 

 

 

 

Các tin khác

Nắng nóng, người dân hạn chế ra đường vào giờ cao điểm, nếu phải ra cũng che rất kỹ. Ảnh chụp lúc 12h ngày 28/5 trên đại lộ Thịnh Lang, phường Tân Thịnh (TPHB).
Lãnh đạo huyện Kim Bôi trao quà cho trẻ em tham gia diễn đàn năm 2015.
Lãnh đạo UNND huyện Cao Phong trao tặng xe đạp cho các em có hoàn cảnh khó khăn.
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng BCĐ công tác DS/KHHGĐ tỉnh kết luận buổi làm việc.

Chủ động phòng- chống dịch bệnh mùa hè

(HBĐT) - Mùa hè là thời điểm dễ phát sinh các loại bệnh truyền nhiễm, chính vì vậy, chủ động phòng- chống dịch bệnh luôn được Trung tâm y tế dự phòng thành phố Hòa Bình coi đó là nhiệm vụ trọng tâm và luôn tích cực triển khai nhằm phát hiện, ngăn ngừa dịch bùng phát trong cộng đồng.

Cao Phong chú trọng thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Thị Nhâm, Phó trưởng Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ huyện Cao Phong cho biết: Trong những năm qua, Ban VSTBPN từ huyện đến cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn theo từng giai đoạn và từng năm cho phù hợp với tình hình thực tế. Ban VSTBPN các cấp trong toàn huyện tiếp tục tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể thực hiện kế hoạch hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ, thực hiện các mục tiêu của chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011- 2020 và chương trình quốc gia về BĐG giai đoạn 2011- 2015 góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT -XH ở địa phương.

Tân Lạc tặng quà cho trẻ em nhân tháng hành động Vì trẻ em

(HBĐT) - Ngày 26/5, Ban chỉ đạo bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em huyện Tân Lạc tổ chức đến thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em của 12 trường học trên địa bàn. Mỗi suất quà trị giá 1,5 triệu đồng bao gồm bánh, kẹo.

Hơn 60 công nhân bị ngộ độc khí công nghiệp

Khoảng 16 giờ, ngày 25-5, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai tiến hành cấp cứu khoảng 60 công nhân của Công ty Asia Garment Manufacrer VN, Khu công nghiệp Amata, TP Biên Hòa (Đồng Nai) nghi bị ngộ độc khí công nghiệp trong tình trạng chóng mặt, khó thở, nôn mửa, ngất xỉu.

Phường Tân Thịnh thực hiện hiệu quả phong trào hiến máu tình nguyện

(HBĐT) - Những năm gần đây, nhờ sự vào cuộc của hệ thống chính trị, phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) ở phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân. Số đơn vị máu thu được luôn tăng dần theo từng năm. Trong 5 năm (2010-2015), có trên 120 tình nguyện viên trong phường đã tham gia hiến trên 100 đơn vị máu cung cấp cho ngân hàng máu của Viện Huyết học T.Ư và Bệnh viện Đa khoa tỉnh, góp phần điều trị, cứu chữa người bệnh cần máu. Đặc biệt, năm 2014 phường Tân Thịnh được BCĐ vận động HMTN thành phố đánh giá là đơn vị thực hiện tốt phong trào và có lượng người tham gia hiến máu cao nhất thành phố.

Ma túy “đá” và những hệ lụy khôn lường

(HBĐT) - Ảo giác, hoang tưởng, mất kiểm soát hành vi đó chính là những hệ lụy khôn lường đối với người sử dụng ma túy tổng hợp (MTTH) dạng “đá”...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục