Các đại biểu tỉnh ta tham dự hội nghị tại điểm cầu Hòa Bình.

Các đại biểu tỉnh ta tham dự hội nghị tại điểm cầu Hòa Bình.

(HBĐT) - Chiều 19/10, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai đợt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp từ nay đến Tết Nguyên đán năm 2016. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã đến dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có lãnh đạo một số sở, ban, ngành hữu quan.

 

Năm 2015 được lựa chọn là Năm VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo Bộ NN&PTNT: Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo VSATTP được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngành NN&PTNT, đồng thời là một lĩnh vực quan trọng của chương trình tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trong 9 tháng đầu năm nay, công tác quản lý chất lượng VTNN, ATTP đã được triển khai khá đồng bộ và tạo được những chuyển biến tích cực. Các tỉnh, thành phố đã chủ động ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch hành động Năm VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp tại các cấp địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, thực tế vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề bức xúc gây bất an cho người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp và các mặt hàng nông sản, thủy sản Việt Nam.

 

Xuất phát từ yêu cầu thực tế, đợt cao điểm hành động VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp được Bộ NN&PTNT phát động triển khai trên phạm vi toàn quốc. Thời gian từ tháng 10/2015 đến hết tháng 2/2016 (sau Tết Nguyên đán 2016). Nhằm mục tiêu giải quyết căn bản những bức xúc, nổi cộm hiện nay là sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; giảm thiểu rõ nét mức tồn dư thuốc BVTV trong rau, quả; giảm thiểu chất cấm, tồn dư hóa chất, kháng sinh trong thịt lợn, thịt gà, thủy sản nuôi; từ đó tạo niềm tin cho người tiêu dùng đối với thực phẩm nông sản, thủy sản. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, Bộ NN&PTNT đã định hướng thực hiện 5 nội dung trọng tâm. Trong đó, đề nghị các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành; tăng cường kiểm soát thực phẩm nhập khẩu (thịt, rau, quả, thủy sản…), xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm VSATTP; đồng thời chú trọng việc hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt, đảm bảo điều kiện VSATTP, xác định sản phẩm an toàn trước khi đến tay người tiêu dùng.

 

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã phân tích làm rõ thêm một số diễn biến nổi bật trong công tác quản lý chất lượng VSATTP lĩnh vực nông nghiệp hiện nay. Trên cơ sở nhìn nhận rõ những hạn chế, đại biểu thống nhất cao với kế hoạch triển khai đợt cao điểm do Bộ NN&PTNT phát động.

 

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung nguồn lực để triển khai tốt đợt cao điểm. Nêu bật ba nhóm nhiệm vụ trọng tâm, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Bên cạnh việc xác định rõ những trọng điểm vi phạm VSATTP để ngăn chặn hiệu quả và tiến tới giải quyết dứt điểm, các địa phương cần tiếp tục khuyến khích các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch đảm bảo VSATTP, hình thành được các điểm cung ứng nông sản, thủy sản an toàn có xác nhận cho người tiêu dùng để phổ biến, nhân rộng trong thời gian tới.

 

 

 

                                                                                   Thu Trang

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục