Cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể, tăng cường sự giao tiếp đối thoại sẽ giúp trẻ pháttriển hoàn thiện về thể chất, tính cách Ảnh: Các cháu trường mầm non Cuối Hạ A (Kim Bôi) trong giờ tập tô, phát triển năng khiếu.
(HBĐT) - Hiện nay, khi thế giới công nghệ phát triển mạnh, hàng loại các thiết bị như máy tính bảng (Ipad), điện thoại thông minh (smatphone), máy tính... ra đời đã mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Đối với trẻ em, dùng các thiết bị công nghệ giúp trẻ học tập và tạo kỹ năng tư duy. Tuy nhiên, khi phụ huynh không kiểm soát được nhu cầu sử dụng và thời lượng dùng của trẻ sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường.
Hình ảnh trẻ em sử dụng công nghệ bắt gặp ở mọi lúc, mọi nơi. Có thể nói, để trẻ em dùng ipad hay smatphone đến từ cách nghĩ đơn giản của nhiều phụ huynh. Đó là, thay vì phải trông coi trẻ để làm việc nhà và các công việc khác, nhiều người đã cho con chơi điện thoại để giữ trật tự, không phá phách hay chạy nhảy lung tung. Điều đó vô hình chung đã tạo cho trẻ lười vận động, ngại giao tiếp... nguy hiểm hơn đó là trẻ bị phụ thuộc, hay nghiện các trò chơi điện tử.
Bác sỹ Đinh Thị Diệu, Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Lứa tuổi trẻ em là thời gian quan trọng hình thành nhân cách của con người. Xã hội hiện đại mang đến những tiện ích, đặc biệt từ máy tính bảng hay smartphone, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách đố về việc sử dụng các thiết bị này một cách khoa học và hợp lý. Những câu chuyện về nạn “nghiện game”, về sự chìm đắm trong thế giới ảo của trẻ em là minh chứng việc người dùng không đủ bản lĩnh để làm chủ bản thân trước sự cám dỗ của công nghệ. Và ở độ tuổi này, trẻ em rất khó tự mình vượt qua những cám dỗ ấy. Trong khi đó, smartphone, máy tính bảng thường phải nhìn rất gần. Việc đọc sách, xem tivi quá nhiều hay những việc đòi hỏi khoảng cách nhìn gần đã cần phải hạn chế. Đặc biệt, với các cháu nhỏ tuổi, đã bị cận thị cần tránh tiếp xúc với những thiết bị này vì độ cận của các cháu sẽ tăng nhanh hơn.
Chị Hoàng Giang, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) chia sẻ: “Có con đang ở tuổi vị thành niên, cũng vì mải mê với công việc làm ăn, tôi cho các con sử dụng điện thoại từ rất sớm. Ban đầu, tôi phải tự mở máy, chọn các chương trình hoạt hình, hát múa vui nhộn cho các con xem. Thời gian sau đó, các con tự lấy điện thoại của bố, mẹ sử dụng vào việc đọc báo, xem các video, clip...”. Với suy nghĩ đơn giản, các con dùng điện thoại, không xuống dưới đường chơi nên bố mẹ cũng bớt lo những nguy hiểm về các tai nạn thương tích luôn rình rập. Nhưng vợ chồng chị không lường trước được hậu quả, con trai chị giờ đã rơi vào tình trạng “nghiện game online”. Bất cứ giờ nào, thậm chí cháu nói dối đi học để trốn ra ngoài cửa hàng điện tử chơi hết giờ học mới về. Cũng từ đó, ngoài cận thị, con chị học hành sa sút và có nhiều biểu hiện bạo lực dễ bị kích động.
Cùng với đó, khi trẻ dùng các thiết bị công nghệ thường không kiểm soát được thời gian, dễ sa đà vào các mạng xã hội, xấu hơn là các website không lành mạnh. Điều này ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách một con người. Hiện đại đến mấy, máy tính bảng hay smartphone cũng không thể thay thế cho những cảm nhận của trẻ về mối quan hệ gia đình, cộng đồng hay về cuộc sống thật ngoài đời. Việc xem phim hoặc chơi điện tử khiến trí óc các em phải làm việc với cường độ cao hơn, dần tạo cảm giác mệt mỏi, uể oải, khó tạo nên sự thư giãn đầu óc sau những giờ học tập.
Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, việc cho trẻ tiếp xúc với Ipad, smatphone thời lượng vừa phải giúp trẻ có sự hoạt bát, nhanh nhạy nhất định trong thời buổi công nghệ. Bởi, các thiết bị máy tính bảng, điện thoại thông minh có nhiều tiện ích trong việc học tập, tra cứu và tiếp cận thông tin. Ở Ipad, smatphone có nhiều ứng dụng về ngôn ngữ, hội họa, âm nhạc... với hình ảnh, âm thanh sống động, hấp dẫn đã giúp trẻ học hỏi nhanh. Nhưng các bậc phụ huynh cần phải kiểm soát chặt các ứng dụng trong thiết bị cũng như các website trẻ có thể truy cập, hình thành cho trẻ tính chủ động trong lựa chọn thông tin, ứng dụng bổ ích.
Hồng Nhung
(HBĐT) - Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thuỷ sản vừa thực hiện kiểm tra đối với 54 cơ sở chế biến và kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản trên phạm vi toàn tỉnh năm 2015. Theo đó, tập trung kiểm tra tại các cơ sở chế biến, kinh doanh những mặt hàng ăn uống liên quan trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng: giò chả, thịt chua, chế biến chè, sản xuất đậu phụ, sơ chế thịt lợn, kinh doanh rau - củ - quả.
(HBĐT) - Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) áp dụng bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động; có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009, được quy định trong Luật BHXH số 71/2006/QH11; Luật Việc làm, Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015.
(HBĐT) - Được sự giới thiệu của cán bộ LĐ -TB&XH thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn), chúng tôi đến thăm xưởng chổi chít của gia đình chị Nguyễn Thị Thập ở khu 2, thị trấn Kỳ Sơn. Gia đình chị Thập có 2 xưởng chổi chít, không chỉ tăng thu nhập cho gia đình mà còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 20 lao động trên địa bàn.
(HBĐT) - Ngày 9/7/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2015/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm. Theo đó quy định về chính sách việc làm công, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên và quỹ quốc gia về việc làm.
(HBĐT) - Theo thống kê của Sở LĐ -TB&XH, trong 9 tháng, mặc dù có nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh nhưng các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đào tạo mới khoảng 11.000 người, đạt 63% kế hoạch năm 2015.
(HBĐT) - Ngày 16/10, Ban vận động quỹ “Vì người nghèo” tỉnh đã tổ chức lễ phát động tháng cao điểm ủng hộ xây dựng quỹ “Vì người nghèo” năm 2015. Dự buổi lễ có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh, UB MTTQ tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các doanh nghiệp của tỉnh và T.Ư đóng trên địa bàn.