Xưởng chổi chít của gia đình chị Nguyễn Thị Thập, khu 2, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) giải quyết việc làm cho 20 lao động, thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/người/tháng.

Xưởng chổi chít của gia đình chị Nguyễn Thị Thập, khu 2, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) giải quyết việc làm cho 20 lao động, thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT) - Được sự giới thiệu của cán bộ LĐ -TB&XH thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn), chúng tôi đến thăm xưởng chổi chít của gia đình chị Nguyễn Thị Thập ở khu 2, thị trấn Kỳ Sơn. Gia đình chị Thập có 2 xưởng chổi chít, không chỉ tăng thu nhập cho gia đình mà còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 20 lao động trên địa bàn.

 

Chị Nguyễn Thị Biên ở khu Pheo làm ở xưởng chổi chít của gia đình chị Nguyễn Thị Thập tâm sự: Gia đình tôi có trên 2.000 m2 ruộng, cấy lúa 2 vụ cũng chỉ đủ ăn. Khi gia đình chị Thập mở xưởng làm chổi chít, không chỉ tôi mà nhiều chị em trên địa bàn rất mừng. Không phải đi làm xa, thời gian nông nhàn, rảnh rỗi, tôi và các chị em đến đây đan chổi chít để tăng thu nhập. Mỗi ngày được trả 130.000 đồng, cả tháng cho thu nhập trên 3 triệu đồng, công việc lại ổn định.  

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Phương, cán bộ LĐ -TB&XH thị trấn Kỳ Sơn cho biết: Hiện nay, thị trấn có 1.575 người trong độ tuổi lao động, chiếm gần 60% dân số. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền thị trấn đã chú trọng công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn. Điểm nổi bật là người lao động hầu hết được giải quyết việc làm tại chỗ, ít trường hợp đi làm ăn xa. Với tổng diện tích đất gieo trồng hàng năm trên 88 ha, người dân thị trấn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng KH -KT vào sản xuất. Thị trấn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân. Tiêu biểu từ đầu năm đến nay có Hội Phụ nữ thị trấn phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề huyện mở lớp dạy nghề trồng nấm cho 30 học viên; Hội Nông dân thị trấn phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề huyện mở 2 lớp dạy nghề nuôi ong lấy mật thương phẩm và kỹ thuật trồng rau an toàn cho 80 học viên... Hiện, trên địa bàn thị trấn xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả như: Gia đình ông Phạm Xuân Toàn, khu 2 với mô hình tổng hợp trồng nấm, nuôi ong lấy  mật, chăn nuôi lợn; gia đình bà Đoàn Thị Hà, Nguyễn Thị Yên với mô hình trồng rau cung cấp cho thị trường, tăng thu nhập gia đình...  

Theo đồng chí Nguyễn Thị Thanh Phương, với điều kiện thuận lợi nằm ở trung tâm huyện, người dân còn phát triển ngành nghề kinh doanh dịch vụ. Thị trấn đã quy hoạch vùng sản xuất gạch tại khu Pheo, các dự án triển khai đi vào hoạt động đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng thu ngân sách của địa phương. Các ngành nghề đang được nhân rộng, giữ vững nhịp độ tăng trưởng khá là sản xuất vật liệu xây dựng, chổi chít, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất đồ mộc dân dụng, gia công cơ khí góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều người lao động. Năm 2015, thị trấn phấn đấu tăng thu nhập bình quân đạt 37 triệu đồng /người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,76%.       

 

                                                                                        PV

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành ủng hộ quỹ Vì người nghèo tại lễ phát động.
Không có hình ảnh

Kiểm tra 15 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm tại huyện Lương Sơn và thành phố Hoà Bình

(HBĐT) - Từ ngày 21/9 – 15/10, Sở Y tế đã chủ trì phối hợp với chi cục Quản lý thị trường, PA 83 (Công an tỉnh) thành lập Đoàn kiểm tra cơ sở kinh doanh mỹ phẩm năm 2015 tại 2 địa bàn huyện Lương Sơn và thành phố Hoà Bình nhằm đánh giá sự tuân thủ của các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm theo quy định về quản lý mỹ phẩm tại Thông tư số 06/2011/TT – BYT của Bộ Y tế.

Hiểm họa từ đá lở, đá lăn

(HBĐT) - Vào 14 giờ ngày 3/7, các hộ dân sinh sống ở xóm Lâm Lưu, xã Phú Cường (Tân Lạc) một phen hốt hoảng khi tận mắt chứng kiến hiện tượng đá lở, đá lăn. Từ trên núi cao, một tảng đá to bất ngờ lở lăn xuống chân núi nơi có trường tiểu học Phú Cường. Hậu quả làm hư hỏng dãy phòng học. Rất may đang trong thời gian học sinh nghỉ hè nên không gây nguy hiểm cho tính mạng con người.

Hướng dẫn thu BHXH của cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử

(HBĐT) - Ngày 22/9/2015, Công văn số 3624/BHXH-CSXH hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH theo Nghị định số 26/2015/NĐ-CP được ban hành. Cụ thể, BHXH, BHYT được thu theo quy định sau: Nếu được chuyển xếp lương để tham gia đóng BHXH, BHYT theo Điểm d, đ, e, Khoản 1 - Điều 3 - Nghị định số 26/ 2015/NĐ-CP thì thu theo mức lương được xếp.

Huyện Cao Phong đẩy mạnh lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân

(HBĐT) - Những năm qua, BHXH huyện Cao Phong đã phối hợp với các ngành, đoàn thể, các xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động, người lao động và nhân dân, đặc biệt là các hộ cận nghèo trên địa bàn tham gia BHYT, đồng thời xây dựng mạng lưới, đại lý bán thẻ BHYT tại các xã, thị trấn. Vì vậy, số người tham gia BHYT trên địa bàn huyện hàng năm đều tăng.

Thành phố Hòa Bình thực hiện đồng bộ các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động - phòng, chống cháy, nổ

(HBĐT) - Trong lễ phát động Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ - PCCN lần thứ 17, năm 2015 do TP Hòa Bình tổ chức, Công ty TNHH Sanko Việt Nam đóng trên địa bàn phường Hữu Nghị vinh dự được tặng giấy khen của Cục An toàn lao động (Bộ LĐ - TB&XH).

Thuốc đông y - Thật, giả khó đoán

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, tâm lý nhiều người vẫn tin dùng thuốc Đông y vì có nguồn gốc làm từ các loại thảo dược, cây cỏ tự nhiên sẽ ít độc hại, ít tác dụng phụ hơn thuốc Tây y. Từ đó xuất hiện nhiều thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Nguồn gốc các loại thuốc này xuất xứ đa dạng, thật giả khó phân biệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục