(HBĐT) - Giới thiệu về chương trình thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản được thực hiện từ năm 2006 theo thỏa thuận giữa Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và Tổ chức đào tạo nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM Japan). Đây là chương trình phi lợi nhuận với mục đích là đưa những người lao động trẻ tuổi Việt Nam sang Nhật Bản vừa học vừa làm, học hỏi cách làm việc của người Nhật và rèn luyện kỹ năng nghề để sau khi trở về nước sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển của đất nước.
Theo hướng dẫn của Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), điều kiện được đăng ký thực tập sinh là nam giới tuổi từ 20- 30, tốt nghiệp THPT trở lên; cao từ 1m 60 trở lên, cân nặng phù hợp với chiều cao; có đủ sức khỏe đi làm việc tại nước ngoài; không xăm mình, không bị tật nguyền, không có dị tật, không có sẹo; không bị cận thị, nhược thị, rối loạn sắc giác; có đạo đức tốt, ý thức kỷ luật tốt, không có tiền án; có hộ khẩu thường trú và sinh sống tại địa phương được phân bổ chỉ tiêu tuyển chọn ứng cử viên đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản.
Là người chưa từng tham gia các chương trình đào tạo thực tập sinh của Nhật Bản, có ý chí quyết tâm cao, không bị ràng buộc bởi điều kiện gia đình để tránh trường hợp tự ý dừng chương trình giữa chừng. Khi người lao động đủ điều kiện tham gia chương trình này được thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trong thời gian 3 năm. Hưởng trợ cấp 80.000 yên trong tháng đào tạo, giáo dục định hướng tại Trung tâm đào tạo IM Japan và hưởng lương theo hợp đồng ký với công ty tiếp nhận trong thời gian thực tập kỹ thuật với mức lương tối thiểu trong năm thứ nhất và thứ hai 90.000 yên/tháng, năm thứ ba là 100 yên/tháng; được bảo hiểm trong thời gian đào tạo, giáo dục định hướng và thực tập kỹ thuật. Đặc biệt, sau khi hoàn thành hợp đồng tu nghiệp, về nước đúng thời hạn sẽ được tổ chức IM Japan hỗ trợ một khoản tiền 600.000 yên để tái hòa nhập và phát triển sự nghiệp. Đối với những thực tập sinh thực tập trong thời gian 1 năm sẽ được hỗ trợ 200.000 yên; 2 năm là 400.000 yên.
Tuy nhiên, bên cạnh những quyền lợi được hưởng, thực tập sinh cũng phải có nghĩa vụ chấp hành các quy định của pháp luật Nhật Bản và Việt Nam; quy tắc thực tập kỹ thuật; thực hiện đúng hợp đồng thực tập kỹ thuật đã ký với công ty tiếp nhận Nhật Bản. Tham gia chương trình, thực tập sinh phải nộp các khoản phí như: làm hộ chiếu, visa, lý lịch tư pháp, khám sức khỏe, ăn, ở, đi lại trong nước trong thời gian tham gia các khóa đào tạo của Trung tâm Lao động ngoài nước; học phí dự khóa đào tạo dự bị tiếng Nhật, học phí khóa ôn tập tiếng Nhật trước khi xuất cảnh (nếu có).
Theo đồng chí Ngô Ngọc Thu, đây là chương trình khó, đòi hỏi người lao động tham gia dự tuyển phải có trình độ văn hóa và thể lực như: Kiểm tra kiến thức môn toán, kiểm tra thể lực chạy 3 km trong thời gian 15 phút, chống đẩy 35 lần, gập cơ bụng 25 lần... Đến thời điểm này, tỉnh ta mới có 2 đợt tuyển theo chương trình thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản. Trong đó, đợt 1 vào năm 2013, tỉnh ta được giao 30 chỉ tiêu nhưng sau khi xét thực tập sinh dự bị chỉ có 5 người được xuất cảnh. Đợt 2 năm 2015, tỉnh ta được giao 100 chỉ tiêu, qua kiểm tra hồ sơ có 33 người đủ điều kiện tham gia thi tuyển. Nếu xác định đăng ký dự tuyển chương trình, người lao động cần trang bị cho mình những kiến thức văn hóa cần thiết và rèn luyện sức khỏe, thể lực để đáp ứng các nội dung chương trình.
Hương Lan
(HBĐT) - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đồng ý kéo dài thời gian thực hiện giải quyết chế độ, chính sách đối với Chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã trong thời kỳ bao cấp chưa được hưởng chế độ của Nhà nước quy định tại Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 29/1/2013 đến hết ngày 31/12/2016 và giữ nguyên phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Quyết định.
(HBĐT) - Theo thống kê của ngành GD&ĐT, toàn tỉnh hiện có 35% trường trồng rau sạch, trong đó, 20% trường mầm non có đủ rau sạch cho bữa ăn của trẻ.
(HBĐT) - 10 tháng qua, lực lượng QLTT tỉnh đã tập trung kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hoá, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu trong kinh doanh về an toàn thực phẩm, hàng kém chất lượng, nhãn hàng hoá và một số hành vi vi phạm khác.
(HBĐT) - Bà Trần Thị Vui (Đà Bắc) hỏi: Đề nghị cho biết người lao động bị thôi việc có được hưởng trợ cấp mất việc làm không ?
(HBĐT) - Quý Hòa là một xã đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện Lạc Sơn 20 km, hệ thống đường giao thông đi lại khó khăn nên nhu cầu khám, chữa bệnh tại chỗ của người dân rất cao. Thế nhưng, do được xây dựng đã lâu, qua quá trình sử dụng không được tu sửa, nâng cấp nên đến nay cơ sở vật chất của Trạm y tế xã đã xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân.