(HBĐT) - Tại kỳ họp thứ 12, HĐND huyện Tân Lạc khóa XVIII được tổ chức vào trung tuần tháng 12 vừa qua, UBND huyện Tân Lạc đã trình bản Báo cáo số 230, giải trình ý kiến, kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 11 và trước kỳ họp thứ 12. Trong đó có 4 ý kiến phản ảnh về Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc, hầu hết là vấn đề “nóng”, được đông đảo cử tri quan tâm. Báo Hòa Bình trích đăng nội dung này để cử tri cùng theo dõi.

 

Cử tri thị trấn Mường Khến bày tỏ bức xúc khi bệnh viện không giải quyết nhanh chóng việc chuyển tuyến khi người bệnh có nhu cầu. Trả lời luồng ý kiến này, Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc đã viện dẫn Thông tư số 14, ngày 14/4/2014 của Bộ Y tế quy định về công tác chuyển tuyến giữa các đơn vị khám bệnh, chữa bệnh, trong đó, nhấn mạnh:  Bệnh viện luôn làm đúng theo quy định của Bộ Y tế. Với người bệnh cấp cứu đã nhanh chóng được chuyển tuyến trên để điều trị kịp thời, có đảm bảo phương tiện, thuốc men và cán bộ chuyên môn hộ tống. Đối với người bệnh không phải cấp cứu nhưng có bệnh lý phức tạp vượt quá khả năng chuyên môn của bệnh viện đã giải thích, tư vấn cho người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân để chuyển lên tuyến trên. Thực tế, trong năm qua không có trường hợp sai sót xảy ra. Xung quanh việc xin chuyển tuyến điều trị, bệnh viện đã đưa ra một số trường hợp khó xử lý như: người bệnh không đến khám và cũng không nằm điều trị nội trú nhưng người nhà trình bày lý do và đề nghị bệnh viện viết giấy chuyển tuyến. Trường hợp khác: có những bệnh lý bệnh viện có đủ khả năng để xử lý về mặt chuyên môn nhưng người bệnh hoặc người nhà vẫn có nhu cầu chuyển lên tuyến trên và yêu cầu bệnh viện viết giấy chuyển viện. Nếu làm theo đúng yêu cầu của bệnh nhân thì cũng đồng nghĩa với việc bệnh viện không đủ khả năng để xử lý bệnh, về mặt quy trình thì đã thực hiện sai quy định của ngành y tế.  

Cũng theo phản ánh của cử tri thị trấn Mường Khến: Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc thu tiền phiếu khám sức khỏe cao hơn bệnh viện các huyện Tân Lạc, Cao Phong. Về vấn đề này, Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc đã thống kê đầy đủ các bước khám, xét nghiệm với mức tiền tổng thu cho mỗi phiếu khám sức khỏe là 287.000 đồng. Đồng thời nêu rõ: đó là mức thu tối thiểu cho 1 giấy khám sức khỏe/1 người bình thường (theo Thông tư số 14/ 2013/TT- BYT của Bộ Y tế).  

Một số bệnh nhân có bảo hiểm y tế nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc vào tháng 8-9/2015 bày tỏ bức xúc vì phải bỏ tiền mua bơm kim tiêm và băng dính. Về vấn đề này, lãnh đạo bệnh viện thừa nhận: Trong tháng 7-8/2015 là thời gian hết hạn áp dụng gói thầu vật tư y tế năm 2014 do Sở Y tế tổ chức đấu thầu tập trung, trong khi gói thầu mới (năm 2015) chưa có kết quả, vì vậy, Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc không cung ứng đủ các mặt hàng để phục vụ người bệnh. Cùng với việc phản ánh, báo cáo, đề nghị với Sở Y tế để có hướng giải quyết, bệnh viện đã chạy vạy từng ngày (vay mượn thuốc và vật tư y tế) để phục vụ người bệnh. Như vậy, trong thời gian đó có thể một số ít bệnh nhân đã phải tự mua bơm, kim tiêm, băng dính, nhưng không phải là tất cả. Khẳng định rõ những chi tiết này bởi  bệnh viện có phần mềm quản lý công tác KCB, thu- chi rõ ràng, trong đó, các bệnh nhân có BHYT luôn được ngành BHXH giám định và quyết toán. Bệnh viện đảm bảo tính chính xác về số liệu và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu làm sai.  

Một nhóm ý kiến khác đặc biệt đáng quan tâm được gửi đến từ một số hộ dân xã Mãn Đức, đó là: cần di rời bãi chôn hài nhi ra xa khu dân cư. Về vấn đề này bệnh viện giải trình cụ thể: Từ năm 1998 (chuyển địa điểm về xã Mãn Đức), bệnh viện đã được UBND huyện phê duyệt phần đất dành để làm nghĩa trang (dành cho việc xử lý, chôn rau thai, hài nhi, dị tật của cơ thể...)  tại xóm Định, xã Mãn Đức và sử dụng từ đó đến nay. Trước phản ứng của người dân, UBND huyện đã giao Phòng Y tế phối hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện và UBND xã Mãn Đức tham mưu, đề xuất phương án và địa điểm phù hợp để di rời nghĩa trang nhằm đảm bảo môi trường, cảnh quan. Vấn đề này đã được UBND huyện quan tâm chỉ đạo, giám sát và sẽ sớm có kết quả trong thời gian tới.

 

                                                                     PBĐ-TL (T.H) 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục