Tham gia hội nghị tại điểm cầu Hoà Bình có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Tham gia hội nghị tại điểm cầu Hoà Bình có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

(HBĐT) - Ngày 3/3, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết đợt cao điểm hành động năm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp. Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị. Tham gia hội nghị ở điểm cầu Hoà Bình có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng lãnh đạo các Sở, ngành liên quan.

 

Tham gia hội nghị, các đại biểu, các địa phương đã tập trung đánh giá những kết quả đạt được sau hơn 4 tháng triển khai đợt cao điểm hành động năm VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó,  trong đợt cao điểm, các địa phương trong cả nước đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng; tổ chức 1.406 hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn tuyên truyền về đảm bảo VSATTP cho 35.739 lượt người sản xuất, kinh doanh; tổ chức in, phát trên 70 nghìn tở rơi, tờ dán, trên 4 nghìn băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền, hướng dẫn nhận biết và sử dụng sản phẩm nông - thuỷ sản an toàn cho đối tượng là người tiêu dùng. Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người sản xuất, kinh doanh cũng như hiểu biết, niềm tin của người tiêu dùng trong lực chọn và tiêu thụ các sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản an toàn. Các tỉnh, thành phố bước đầu cũng đã chú trọng hoạt động hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) về đảm bảo VSATTP, lấy mẫu giám sát, xác nhận sản phẩm an toàn. Trong đợt cao điểm đã có 2.781 cơ sở được hướng dẫn áp dụng GAP và đã có 2.225 cơ sở (chiếm 80%) được chứng nhận áp dụng GAP; 3.393/4.898 cơ sở loại C (chiếm 69,3%) đã nâng cấp và được chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Luỹ kế từ đầu năm 2015 đến tháng 2/2016 cả nước đã phát hiện 326/6.166 mẫu rau, quả, trái cây nhiễm chất cấm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép, chiếm 5,3%; 106/5.433 mẫu thịt và sản phẩm chế biến vi phạm chỉ tiêu hoá chất, kháng sinh cấm và vượt giới hạn cho phép,chiếm 2%; 834/5.433 mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu vi sinh vật, chiếm 15,4%; 397/5.048 mẫu thuỷ sản, chiếm 7,9% vi phạm các chỉ tiêu về hoá chất kháng sinh cấm và vượt giới hạn cho phép. Các vi phạm đã được các cơ quan chức năng xử lý theo quy định. Cũng theo đó, tính đến tháng 2/2016, trên cả nước đã có 35 tỉnh, thành phố  hỗ trợ xây dựng được 280 chuỗi cung ứng nông - thuỷ sản an toàn được bày bán tại 329 cơ sở phân phối thực phẩm. Trong đó có 65 cơ sở được kiếm tra, giám sát, cấp giấy xác nhận bán sản phẩm rau, thuỷ sản, gạo, thịt lợn an toàn được xác nhận và công khai tại nơi bày bán. Cùng với đó, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường (C49) - Bộ Công an tổ chức thanh tra đột xuất một số cơ sở SXKD và sử dụng thức ăn chăn nuôi có dấu hiệu vi phạm. Qua thanh tra đã phát hiện và xử lý 13 công ty. Đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp xử phạt bổ sung như thu hồi, tiêu huỷ các sản phẩm vi phạm đối với 11 công ty. Trong đó, đã phát hiện một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có chất cấm là Salbutamol và Auramine. Các tỉnh/thành phố cũng đã tích cực triển khai kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi. Đã phát hiện 24/1.129 cơ sở vi phạm, phát hiện 12/649 mẫu thức ăn chăn nuôi có chữa chất cấm Salbutamol, 69/1.026 mẫu nước tiểu, 1/172 mẫu thịt có chất cấm Salbutamol. 

 

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã chỉ rõ: chính từ việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nên bước đầu đã ngăn chặn hiệu quả, xử lý nghiêm các trường hợp lưu thông, buôn bán và sử dụng chất cấm Salbuntamol, vàng O trong chăn nuôi; tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư thuốc BVTV trong rau đã giảm 48%, tồn dư hoá chất, kháng sinh trong sản phẩm thịt đã giảm 73%, ô nhiễm vi sinh trong thịt đã giảm 4%; bước đầu đã hình thành một số điểm bán nông thuỷ sản an toàn được kiểm soát theo chuỗi và được giám sát, xác nhận sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng; nhận thức trách nhiệm của người SXKD về ATTP đã được nâng cao; sự phối hợp của các ngành, giữa cơ quan trung ương với địa phương ngày càng chặt chẽ, bước đầu có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, Bộ trưởng Cao Đức Phat cũng lưu ý trong thời gian tới các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT, các địa phương cần tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát, ngăn chặn việc làm dụng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản; thực hiện các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn thuốc BVTV giả, kém chất lượng, nhập lậu... Để năm 2016 thực hiện cho được mục tiêu tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét trong đảm bảo VSATTP.

                                                                                

 

                                                                      Thu Trang  

 

     

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục