Một trong những nguyên nhân mất an toàn là do người sử dụng lao động, người lao động còn chủ quan trong  thực hiện các biện pháp đảm bảo công tác ATVSLĐ-PCCN. (Trong ảnh: Công nhân Chi nhánh Công ty CP May XNK Sma Vina Việt Hàn, xã Đông Lai,  Tân Lạc không mang đầy đủ bảo hộ lao để phòng tránh bệnh nghề nghiệp).

Một trong những nguyên nhân mất an toàn là do người sử dụng lao động, người lao động còn chủ quan trong thực hiện các biện pháp đảm bảo công tác ATVSLĐ-PCCN. (Trong ảnh: Công nhân Chi nhánh Công ty CP May XNK Sma Vina Việt Hàn, xã Đông Lai, Tân Lạc không mang đầy đủ bảo hộ lao để phòng tránh bệnh nghề nghiệp).

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Tinh, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng BCĐ Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN) huyện Tân Lạc cho biết: Trong những năm gần đây, mặc dù công tác ATVSLĐ-PCCN đã được các ngành, cấp, cơ quan, đơn vị quan tâm nhưng tình hình ATLĐ và cháy nổ vẫn diễn ra hết sức phức tạp.

 

Đặc biệt, trong năm 2015, trên địa bàn huyện đã xảy ra vụ tai nạn lao động sập hầm than ở xã Lỗ Sơn hết sức nghiêm trọng làm 3 người chết, thiệt hại lớn về tài sản, chi phí khắc phục hậu quả tai nạn lao động lên tới hàng tỷ đồng. Sự thiệt hại do tai nạn lao động và cháy nổ là rất lớn, tác động trực tiếp và gián tiếp tới KT-XH của địa phương, doanh nghiệp và gia đình.

 

Nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn có nhiều, nhưng một phần do người sử dụng lao động, người lao động còn chủ quan trong việc phòng chống tai nạn lao động, cháy nổ; người sử dụng lao động không huấn luyện ATLĐ cho người lao động, không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, thiết bị không bảo đảm ATLĐ hay do người lao động vi phạm quy trình, quy phạm ATLĐ và không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Để chủ động phòng ngừa tai nạn lao động, làm tốt công tác ATLĐ-PCCN, trong thời gian tới, huyện đề nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu như: Tiếp tục nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung, giải pháp nêu trong Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh công tác ATLĐ, VSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Kế hoạch số 78-KH/TU ngày 25/12/2013 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ-PCCN, đôn đốc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động thực hiện đúng các quy trình, biện pháp đảm bảo ATVSLĐ- PCCN nhằm ngăn chặn các vụ tai nạn lao động, cháy nổ xảy ra. Trong đó cần chú trọng đặc biệt vào một số ngành nghề, lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ như: Khai thác khoáng sản, chế biến đá, xây dựng, xây lắp, điện... phát động mạnh mẽ phong trào “Xanh- sạch- đẹp, bảo đảm ATVSLĐ” tại các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề trên địa bàn toàn huyện. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát bảo hộ lao động, ATVSLĐ- PCCN ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; cương quyết đình chỉ, tạm dừng sản xuất đối với các vị trí, nơi làm việc, các máy móc, thiết bị không đảm bảo điều kiện ATVSLĐ...

 

Để triển khai đợt cao điểm thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên, vừa qua, BCĐ huyện đã tổ chức và chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở SX-KD tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ 18 năm 2016 với chủ đềDoanh nghiệp và người lao động tích cực chủ động thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình theo Luật ATVSLĐ”. Cùng với tổ chức các hoạt động mít tinh hưởng ứng Tuần lễ, huyện thành lập thành lập đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra 10 doanh nghiệp, cơ sở SX-KD có tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn ATVSLĐ-PCCN như kinh doanh xăng dầu, khai thác đá xây dựng, sản xuất gạch, chế biến gỗ, SX-KD vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản... Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác ATVSLĐ-PCCN cần nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm và tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội, góp phần đảm bảo phát triển KT-XH bền vững.

 

                    

 

                                   Hương Lan

 

 

 

 

Các tin khác

Cán bộ khuyến nông kiểm tra tình hình sâu bệnh hại lúa trên địa bàn xã Mãn Đức (Tân Lạc)
Toàn cảnh hội nghị
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

80 hội viên phụ nữ xã Hữu Lợi tham gia hội thi “Kiến thức nước sạch - vệ sinh - môi trường”

(HBĐT) - Hội LHPN xã Hữu Lợi (huyện Yên Thuỷ) vừa phối hợp với Chương trình phát triển vùng tổ chức hội thi “Kiến thức nước sạch - vệ sinh - môi trường”. Tham dự hội thi có 80 thí sinh đến từ 11 đơn vị thôn, xóm trong toàn xã.

Triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác VSATTP năm 2016: Chú trọng nâng cao nhận thức về vấn đề VSATTP

(HBĐT) - Ngày 8/4, Ban Chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) VSATTP tỉnh năm 2015, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 và kế hoạch thực hiện “Tháng hành động vì ATTP” năm 2016 tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành là thành viên BCĐ.

Theo dõi và phát hiện sớm những bất thường khi mang thai

(HBĐT) - Thai nghén là một trạng thái sinh lý bình thường nhưng dễ mất ổn định và có thể trở thành bệnh lý như: nhiễm độc thai nghén, rau tiền đạo, đẻ khó... Những người mẹ đã có bệnh từ trước khi mang thai như bệnh tim, viêm thận mãn... thì bệnh càng nặng thêm, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe, đe dọa cuộc sống của người mẹ. Những người mẹ gày yếu thường do chế độ dinh dưỡng kém, khi mang thai càng làm cho bà mẹ đó gày yếu hơn, dễ sinh ra những đứa trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Vì vậy, khám thai định kỳ là việc làm hết sức cần thiết để giúp mẹ có sức khoẻ, thai phát triển tốt. Theo dõi và phát hiện sớm những bất thường để xử lý kịp thời, giúp phòng tránh uốn ván cho cả mẹ và con, dự kiến được ngày sinh.

Xã Hợp Thịnh từng bước nâng cao tỷ lệ người tham gia BHYT

(HBĐT) - Những năm trước, số người tham gia BHYT của xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) luôn chiếm gần 90% dân số. Trong đó, 80% hộ là người dân tộc thiểu số được cấp BHYT, còn lại là cán bộ, công chức. Người tham gia BHYT tự nguyện rất thấp. Tuy nhiên, sau khi chủ trương không cấp thẻ cho hộ là dân tộc thiểu số thì số người tham gia BHYT của xã thấp.

TP Hoà Bình: Giúp đỡ 30 địa chỉ nhân đạo

(HBĐT) - 3 tháng đầu năm nay, các cấp Hội Chữ thập đỏ thành phố Hoà Bình đã tích cực hưởng ứng phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc cam”; thực hiện cuộc vận động “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”; duy trì thực hiện mô hình “Bữa ăn chia sẻ” tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Huyện Mai Châu: 81,1% dân số tham gia BHYT

(HBĐT) - Theo thống kê các đối tượng tham gia BHYT, huyện Mai Châu có 44.084/ 54.333 người có thẻ BHYT, tỷ lệ bao phủ thẻ BHYT đạt 81,1%. Trong đó, 23.166 người dân tộc thiểu số; 5.453 trẻ em; 2.585 người tham gia BHYT theo hộ gia đình; 2.984 người tham gia bắt buộc; 1.928 người nghèo; 1.893 học sinh...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục