Cán bộ khuyến nông kiểm tra tình hình sâu bệnh hại lúa trên địa bàn xã Mãn Đức (Tân Lạc)
(HBĐT) - Theo thống kê sơ bộ của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, tại thời điểm cuối tháng 3 đầu tháng 4, chuột đã phát sinh và gây hại trên nhóm cây lương thực lấy hạt, trong đó diện tích lúa bị chuột hại khoảng 102 ha, mật độ phổ biến 1 – 2% số dảnh, một số nơi mật độ cao 3 – 7% số dảnh, tập trung chủ yếu trên địa bàn hai huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn. Xác định đây là đối tượng dịch hại nguy hiểm với khả năng sinh sản và tái lập quần thể rất nhanh chóng, các địa bàn có diện tích cây trồng bị chuột hại đang khẩn trương thực hiện các biện pháp diệt trừ chuột để ngăn chặn kịp thời mức độ thiệt hại do chuột gây ra đối với sản xuất.
Ông Bùi Văn Biện (xóm Miều, thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn) cho biết: Gần một tuần nay, ruộng lúa nhà ông bắt đầu bị chuột cắn phá, cây lúa đang ở giai đoạn hình thành đòng nên bị chuột cắn thủng bẹ để ăn đòng. Vết cắn của chuột ở ngay dưới gốc lúa, nếu không kịp thời diệt trừ thì chuột sẽ tiếp tục cắn phá mạnh hơn trong thời kỳ lúa sắp chín, làm giảm mạnh năng suất và chất lượng lúa. Chính vì vậy, gia đình ông đang khẩn trương áp dụng tổng hợp các biện pháp diệt trừ chuột: phát quang bờ, bụi rậm, gò đống làm mất nơi cư trú của chuột, quây rào ni lon xung quanh diện tích lúa đang bị chuột phá, đặt mồi trộn ở bờ ruộng nơi gần đường đi của chuột… Theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, gia đình ông Biện cũng như các gia đình khác trong khu vực đã chú ý lựa chọn sử dụng các loại thuốc diệt chuột ít độc hại với môi trường, có trong danh mục được phép sử dụng trong nông nghiệp của Bộ NN&PTNT như Biorat, Rat-K 2%D, Ranpart 2%D, Klerat 0,05%...
Dự báo trong thời gian tới, chuột sẽ gia tăng quần thể và mức độ gây hại sẽ tăng mạnh trên các cây trồng vụ xuân 2016, UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 236/UBND-NNTN ngày 25/3/2016 gửi các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, yêu cầu tăng cường công tác chỉ đạo phòng trừ chuột để bảo vệ sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại do chuột gây ra. Nội dung công văn trên nêu rõ: Từ cuối năm 2015 đến nay, tại một số địa bàn chuột đã phát sinh gây hại trên cây trồng vụ đông 2015 và hại trên lúa, cây màu vụ xuân 2016. Với khả năng nền nhiệt độ tăng cao trong thời gian tới, chuột sẽ phát sinh, gia tăng quần thể sớm, mức độ gây hại sẽ tăng mạnh trên cây trồng vụ xuân 2016 và các vụ tiếp theo nếu không được tổ chức phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
Để chủ động hạn chế thấp nhất thiệt hại do chuột gây ra đối với sản xuất trồng trọt, UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về tác hại của chuột và các biện pháp phòng trừ chuột tới tận cơ sở và người nông dân; đồng thời có kế hoạch cụ thể để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 21/2/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường các biện pháp diệt trừ chuột bảo vệ sản xuất và sức khỏe cộng đồng. Các địa phương cần chú trọng triển khai chiến dịch diệt trừ chuột, tập trung vào các thời điểm trước và khi kết thúc mỗi vụ sản xuất, hoặc vào các cao điểm gây hại của chuột (chú ý các thời điểm cây lúa đẻ nhánh rộ và từ khi ôm đòng – chín, cây ngô từ khi phân hóa bắp đến chín). UBND các huyện, thành phố cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện tăng cường hoạt động kiểm soát thị trường, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm những trường hợp kinh doanh, buôn bán, sử dụng những động vật hoang dã là thiên địch của chuột, những hành vi sản xuất, kinh doanh thuốc diệt trừ chuột thuộc diện cấm sử dụng hay thuốc ngoài danh mục. Đặc biệt, UBND tỉnh chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật – Sở NN&PTNT cần khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh quy trình phòng trừ chuột tổng hợp để sử dụng là tài liệu chính thức trong quá trình tổ chức phòng trừ chuột của các địa phương trong toàn tỉnh./.
Thu Trang
(HBĐT) - Ngày 8/4, Ban Chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) VSATTP tỉnh năm 2015, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 và kế hoạch thực hiện “Tháng hành động vì ATTP” năm 2016 tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành là thành viên BCĐ.
(HBĐT) - Thai nghén là một trạng thái sinh lý bình thường nhưng dễ mất ổn định và có thể trở thành bệnh lý như: nhiễm độc thai nghén, rau tiền đạo, đẻ khó... Những người mẹ đã có bệnh từ trước khi mang thai như bệnh tim, viêm thận mãn... thì bệnh càng nặng thêm, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe, đe dọa cuộc sống của người mẹ. Những người mẹ gày yếu thường do chế độ dinh dưỡng kém, khi mang thai càng làm cho bà mẹ đó gày yếu hơn, dễ sinh ra những đứa trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Vì vậy, khám thai định kỳ là việc làm hết sức cần thiết để giúp mẹ có sức khoẻ, thai phát triển tốt. Theo dõi và phát hiện sớm những bất thường để xử lý kịp thời, giúp phòng tránh uốn ván cho cả mẹ và con, dự kiến được ngày sinh.
(HBĐT) - Những năm trước, số người tham gia BHYT của xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) luôn chiếm gần 90% dân số. Trong đó, 80% hộ là người dân tộc thiểu số được cấp BHYT, còn lại là cán bộ, công chức. Người tham gia BHYT tự nguyện rất thấp. Tuy nhiên, sau khi chủ trương không cấp thẻ cho hộ là dân tộc thiểu số thì số người tham gia BHYT của xã thấp.
(HBĐT) - 3 tháng đầu năm nay, các cấp Hội Chữ thập đỏ thành phố Hoà Bình đã tích cực hưởng ứng phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc cam”; thực hiện cuộc vận động “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”; duy trì thực hiện mô hình “Bữa ăn chia sẻ” tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
(HBĐT) - Theo thống kê các đối tượng tham gia BHYT, huyện Mai Châu có 44.084/ 54.333 người có thẻ BHYT, tỷ lệ bao phủ thẻ BHYT đạt 81,1%. Trong đó, 23.166 người dân tộc thiểu số; 5.453 trẻ em; 2.585 người tham gia BHYT theo hộ gia đình; 2.984 người tham gia bắt buộc; 1.928 người nghèo; 1.893 học sinh...
(HBĐT) - Xây dựng và nhân rộng các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.