Chiếc ô tô này đi xuống, may mà lái xe kịp thời phanh lại, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng và hư hỏng phương tiện ( Ảnh chụp 17h ngày 9/4/2016)

Chiếc ô tô này đi xuống, may mà lái xe kịp thời phanh lại, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng và hư hỏng phương tiện ( Ảnh chụp 17h ngày 9/4/2016)

(HBĐT) - Con đường Đà Giang “Đê Đà Giang” được chính quyền và người dân Hòa Bình xây đắp từ bao đời nay với mục đích ngăn nước lũ sông Đà tràn vào thành phố và làm đường giao thông nội thành.

Năm 2014 đường Đà Giang được mở rộng nâng cấp, đây là công trình chào mừng 70 năm Quốc khánh 2-9 và Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI. Từ khi Dự án làm đường hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, đường Đà Giang trở thành con đường chính góp phần phát triển du lịch, làm đẹp cảnh quan hai bờ Sông Đà và TP Hòa Bình, cũng ở nơi đây hàng quán dịch vụ đua nhau phát triển, người và phương tiện qua lại đông đúc. Tuy nhiên bên cạnh đó, người dân đi trên đường họ thường phải chịu đựng mùi ô nhiễm của phế thải đủ các loại đổ bừa bãi bên bờ sông và hơn thế nữa họ phải chứng kiến nhiều vụ nguy hiểm đến tính mạng con người và phương tiện xẩy ra.

 

Cụ thể, ở đường Đà Giang đoạn ngã ba giao nhau với đường Lê Quý Độn thuộc khu vực tổ 11 và đoạn ngã ba giao nhau với đường Đặng Dung thuộc tổ 17 phường Phương Lâm. Theo người dân cho biết, nơi đây thường xuyên xẩy ra tai nạn, nhất là ở ngã ba giao nhau với đường Lê Quý Đôn, trung bình mỗi tháng có từ 4 đến 6 vụ xe ô tô lao xuống, cá biệt có những ngày từ 2 đến 3 vụ. Còn các xe lao vào, phát hiện kịp thời dừng lại thì rất nhiều, có thể nói ngày nào cũng có.

 

Nguyên nhân là do nơi đây, trên đường Đà Giang có mở lối rẽ ngang chiều rộng hơn 5m ngang bằng đường ô tô, nhưng thực chất lối rẽ này chỉ xây bậc có độ dốc cao dành cho người đi bộ " xe ô tô không đi được," thế nhưng trên đường lại không được cơ quan có trách nhiệm cắm biển báo dẫn đến lái xe thấy đường rẽ là đi vào và bị lao xuống. Xe bị nhẹ sạt và hỏng gầm, xe bị nặng mũi xe đâm xuống đường, nếu đi nhanh sẽ có thể bị lộn xe gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

 

Mặc dù, các vụ xe lao xuống xẩy ra nhiều, nhưng do chưa ảnh hưởng nặng đến tính mạng con người, nên tình trạng trên chưa được khắn phục.   Anh Bùi Hữu Đức điều khiển xe ô tô BKS 34A - 09749 bị lao xuống bức xúc nói. “Được ngày lên Hòa Bình chơi nghe đồn có đường mới đẹp, lên xem thể nào ai ngờ bị lao xuống đây. Không hiểu đây là đường hay là bẫy ô tô.” .

Người dân nơi đây và khách thăm quan du lịch đề nghị cơ quan đơn vị  có trách nhiệm quản lý con đường Đà Giang, cần cắm biển cấm ô tô đi vào, hoặc đặt tường phòng vệ mềm để người tham gia giao thông biết để tránh.

                                                                       

 

 

                                                                  Đàm Quang

                                                              (Đài PT – TH tỉnh)

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục