(HBĐT) - Đã nhiều ngày nay, người dân sinh sống gần khu vực xử lý rác thải thuộc tiểu khu 10, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) bức xúc trước thực trạng ô nhiễm môi trường mà nguyên nhân trực tiếp do việc tồn đọng rác thải tại khu xử lý gây ra. Theo ông Nguyễn Hồng Bảo, Bí thư chi bộ tiểu khu 10, nhà dân ở cách xa hàng ki lô mét mà vẫn ngộp thở bởi không khí nặng mùi xú uế, muỗi và ruồi nhặng bay từng đàn. Nguồn nước giếng đào của bà con giờ không ai dám sử dụng trong sinh hoạt.

 

Nguy cơ ô nhiễm đất, nước và không khí đang bủa vây cuộc sống của người dân thị trấn Lương Sơn do tồn đọng hàng nghìn tấn rác thải.

Đến tìm hiểu thực tế tại Nhà máy xử lý rác do Chi nhánh Công ty TNHH Đầu tư thương mại Hoàng Long tại Hòa Bình quản lý, cảnh tượng bày ra trước mắt chúng tôi là sự tập kết của hai “núi” rác khổng lồ. Đáng lo ngại hơn cả là những bãi rác cao ngất ngưởng này nằm lộ thiên, không hề có mái che, hệ thống thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn và nước gỉ rác không đảm bảo. Đặc biệt là khu vực tập kết rác thải sinh hoạt số 2 được bố trí ngoài trời, không che phủ, rác thải để trực tiếp trên nền đất đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là trong mùa mưa bão.  

Trao đổi với ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc chi nhánh Công ty TNHH Đầu tư thương mại Hoàng Long, chúng tôi được biết: Kể từ năm 2011, khu xử lý rác thải này chính thức đi vào hoạt động và đến năm 2015, Chi nhánh tiếp tục đầu tư hệ thống lò đốt rác số 2 với công suất thiết kế 120 tấn/ngày. Tuy nhiên, từ cuối năm 2014, nhà máy tiếp nhận nguồn rác thải rất lớn từ thành phố Hòa Bình, bình quân 55 tấn/ngày cộng với lượng rác thải của huyện khoảng 9 tấn/ngày thì nguồn rác thải mỗi ngày bình quân phải xử lý 64 tấn. Trong khi đó, công suất thực tế hay nói cách khác là khối lượng rác được xử lý tối đa 45 tấn/ngày.  

Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồn đọng rác thải nghiêm trọng trong thời gian qua. Đến thời điểm này, ước tính khu xử lý rác do Chi nhánh Công ty TNHH Đầu tư thương mại Hoàng Long quản lý đang tồn đọng khoảng 9.000 tấn rác chưa được xử lý. Trước nguy cơ ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của hàng trăm hộ dân cư trên địa bàn gây bức xúc dư luận, UBND huyện đã yêu cầu Chi nhánh Công ty TNHH Đầu tư thương mại Hoàng Long tiếp nhận khối lượng rác thải từ thành phố Hòa Bình và một số đơn vị khác về khu xử lý tương ứng với công suất xử lý thực tế hiện có của nhà máy, đồng thời đưa vào vận hành đối với cả 2 lò đốt rác, tăng thời gian hoạt động tối đa của hệ thống lò đốt rác thải nhằm xử lý dứt điểm khối lượng rác tồn đọng tại Chi nhánh Công ty. Bên cạnh đó, phân loại rác để giảm số lượng rác phải xử lý. Công ty cũng khẩn trương thực hiện một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khu vực tập kết rác như đầu tư, nâng cấp khu chứa, bãi tập kết rác thải để hạn chế ô nhiễm đất, không khí, đặc biệt là nguồn nước trong mùa mưa. Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý triệt để nước mưa chảy tràn, nước gỉ rác, đồng thời lắp đặt mái che tại khu vực tập kết rác. Sử dụng biện pháp sinh học như phun chế phẩm nhằm diệt ruồi, muỗi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.  

Theo đồng chí Nguyễn Khắc Yến, Phó trưởng phòng TN&MT huyện, để giải quyết tình trạng tồn đọng rác thải của Nhà máy xử lý rác tại huyện Lương Sơn, trung tuần tháng 7 vừa qua, UBND huyện đã có Công văn số 599/UBND - TNMT đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND thành phố Hòa Bình vận chuyển rác thải về khu xử lý rác của huyện tương ứng với khả năng xử lý thực tế, đồng thời sớm quy hoạch và xây dựng khu xử lý rác thải phục vụ cho xử lý rác thải của thành phố. Chỉ đạo các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá một số nội dung tại khu xử lý rác thải Chi nhánh Công ty TNHH Đầu tư thương mại Hoàng Long về hồ sơ công nghệ kỹ thuật của hệ thống xử lý và thực tế của chi nhánh, các nội dung thực hiện về lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhất là việc xử lý nguồn chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp với cùng hệ thống lò đốt.

 

                                                                     Bùi Minh

 

Các tin khác


Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục