(HBĐT) - "Chúng tôi vẫn khỏe mạnh, bình an và vẫn đang làm việc hết mình để góp phần đẩy lùi dịch Covid-19…”. Đó là thông điệp mà những "chiến sỹ áo trắng” - những y, bác sỹ của tỉnh tham gia công tác chống dịch tại một số tỉnh phía Nam và TP Hà Nội truyền tải tới gia đình, người thân và đồng nghiệp ở lại hậu phương qua những hình ảnh, trạng thái được cập nhật trên các trang zalo, facebook. Hoạt động nhỏ nhưng ý nghĩa và sức lan tỏa không hề nhỏ. Bởi đó là lời nhắn gửi từ nơi tuyến đầu chống dịch.


Nhóm y, bác sỹ đoàn Hòa Bình tham gia phòng, chống dịch Covid-19 tại quận 5 (TP Hồ Chí Minh).

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Toàn dân, toàn quân đoàn kết, đồng lòng, chung sức, chung tay cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi bằng được dịch bệnh…”, từ tháng 7 đến nay, tỉnh đã chi viện 560 cán bộ y tế tham gia phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và TP Hà Nội. Trong đoàn "chiến sỹ áo trắng” đó có cán bộ tuổi mới đôi mươi, nhưng cũng có cán bộ đã ở ngưỡng U50, phần đa đang có con nhỏ… vẫn tích cực xung phong lên tuyến đầu chống dịch.

Tham gia đoàn công tác hỗ trợ chống dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh, bác sỹ Sầm Hữu Hào, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh luôn giữ tâm thế vững vàng. Với tính tình vui vẻ, thân thiện, cộng thêm chút khiếu hài hước, anh luôn là người truyền năng lượng, nhiệt huyết cho các anh chị em cùng đoàn để xóa tan đi mệt mỏi sau những ngày làm việc căng thẳng. Đêm về anh cũng không quên ghi "nhật ký hành trình” lên trang facebook để gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp… an lòng. Đó là clips vui quay cảnh nhóm y, bác sỹ trong bộ đồ bảo hộ kín mít vui đùa, nạp năng lượng trước giờ làm việc với lời chú thích ngắn gọn: "Đã chuẩn bị xong, tranh thủ trong lúc chờ đợi người dân đến lấy mẫu”; hay "Xong việc buổi sáng, một số anh em đã bắt đầu làm quen”. Những bức ảnh độc, hiếm ở nơi tâm dịch của các y, bác sỹ được đưa lên với lời chú thích: "Giải lao một tý nào”. Di chuyển đến nơi làm việc mới: Khu điều trị cách ly F0 tuyến quận với người bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, thuộc tầng 1 trong tháp điều trị 5 tầng theo quy định của Bộ Y tế, anh cũng không quên lưu lại tấm hình cùng các đồng nghiệp trong bộ đồ bảo hộ kín mít với dòng trạng thái ngắn gọn: "Biệt đội chống Covy, đã sẵn sàng”.

Dù đã ở ngưỡng U50, nhưng bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Cao Phong vẫn hăng hái dẫn đầu đoàn cán bộ, y, bác sỹ của huyện Cao Phong tham gia hỗ trợ chống dịch Covid-19 tại Hà Nội. Ngay tại cuộc gặp mặt động viên các y, bác sỹ lên đường làm nhiệm vụ do Sở Y tế tổ chức, bác sỹ Hoa đã đăng tải dòng cảm xúc: "Hà Nội gọi chúng tôi trả lời! Chúng tôi sẽ đến chung tay cùng các bạn”. Là trưởng nhóm gồm 9 chị em nữ được phân công làm nhiệm vụ tiêm vắc xin, lấy mẫu khám sàng lọc tại xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội), chị Hoa luôn động viên, khích lệ tinh thần chị em hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Lịch làm việc của nhóm bắt đầu từ 6h30' - 19h hàng ngày. Quá trình làm việc vận dụng tất cả kiến thức, kinh nghiệm và trách nhiệm để tuyên truyền, giải thích cho người dân, đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ tiêm và khám sàng lọc sớm hơn dự định. Trong buổi gặp mặt đoàn cán bộ y, bác sỹ hỗ trợ PCD Covid-19 do cấp ủy, chính quyền, MTTQ xã Lê Thanh tổ chức, chị Hoa đã có bài phát biểu hết sức xúc động. Trên hành trình trở về, chị Hoa tiếp tục đăng tải trên facebook cá nhân lời tâm sự: "Chỉ biết nói rằng: Khi ta đến đất là nơi ta ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn. Lưu luyến không muốn rời là có thật, yêu người dân xã Lê Thanh đã tin tưởng”.

Gần 2 tháng làm việc ở nơi tâm dịch nhưng những hiểm nguy, gian khổ không hề làm các "chiến sỹ áo trắng" nao lòng. Bởi thế, các y, bác sỹ đã đồng lòng viết và gửi về hậu phương lá đơn tình nguyện được tiếp tục ở lại chống dịch trong đó nêu rõ: "Hiện diễn biến dịch Covid-19 vẫn hết sức phức tạp, TP Hồ Chí Minh rất cần nhân lực y tế để đảm bảo công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân tại các khu cách ly tập trung và các bệnh viện dã chiến. Cá nhân tôi nhận thấy tình trạng sức khỏe còn tốt, còn đáp ứng được yêu cầu công việc, đề nghị Ban giám đốc bệnh viện, Phòng Tổ chức cán bộ xem xét, tạo điều kiện để tôi tiếp tục tham gia hỗ trợ TP Hồ Chí Minh trong công tác PCD Covid-19…”. Tiếp nhận những lá đơn mang nặng tâm huyết, sự quyết tâm đó, bác sỹ Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã trải lòng những dòng cảm xúc gửi các đồng nghiệp tình nguyện ở lại chống dịch cùng TP Hồ Chí Minh: "Từ ngày các bạn rời quê mình (Hòa Bình) vào TP Hồ Chí Minh hỗ trợ chống dịch theo tiếng gọi của Tổ quốc…, nơi quê nhà tóc cha thêm nhiều sợi bạc, trán mẹ thêm nhiều nếp nhăn. Hẳn có những ngày mẹ bật khóc vì thương nhớ con, có những đêm cha trằn trọc vì lo con nơi xa lạ. Dù công việc đã hoàn thành và có quyết định trở về nhưng những bức tâm thư của các bạn đã nói lên tất cả về lòng quyết tâm ở lại chống dịch, thật đáng khâm phục và trân trọng biết bao…!”.

Những lời nhắn gửi từ các "chiến sỹ áo trắng” nơi tuyến đầu chống dịch đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, chạm đến trái tim của mỗi người dân. Qua đó cùng thắp lên tinh thần đoàn kết, trách nhiệm ngăn chặn và đẩy lùi dịch Covid-19, đưa đất nước, địa phương trở lại quỹ đạo bình yên.


Thúy Hằng 
(Hội Nhà báo tỉnh)

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn - hành trình “xây lại niềm tin”: Bài 1 - Khắc phục sai phạm, củng cố tổ chức cơ sở Đảng

(HBĐT) - Tháng 5/2020, cùng với việc triển khai chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, trên địa bàn huyện Lạc Sơn xảy ra một sự việc nghiêm trọng liên quan đến sai phạm về đối tượng chi trả ở một số xã, xóm. Sự việc làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, gây dư luận không tốt trong xã hội. 

Nối tiếp tiếng gọi sông Đà trên công trường thuỷ điện Hoà Bình mở rộng: Bài 2 - Nối tiếp tiếng gọi sông Đà

(HBĐT) - Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình mở rộng (NMTĐHBMR) hiện đang trong giai đoạn chạy đua với thời gian. Trên công trường mỗi ngày có khoảng 400 kỹ sư, công nhân cùng nhiều phương tiện ngày đêm rền vang tiếng máy, thực hiện mục tiêu bắt buộc hoàn thành một số hạng mục theo đúng kế hoạch đề ra.

Nối tiếp tiếng gọi sông Đà trên công trường thủy điện Hòa Bình mở rộng: Bài 1 - Vang mãi bản tình ca hữu nghị Việt Nam - Liên Xô

(HBĐT) - Năm 1979, nghe theo tiếng gọi sông Đà, sau tiếng mìn nổ khởi công xây dựng thủy điện Hòa Bình (TĐHB), hàng nghìn kỹ sư, chuyên gia Liên Xô (cũ) cùng hàng vạn công nhân thay nhau khoan, cắt, đào, đắp ròng rã hơn 5.000 ngày đêm với một mục tiêu, quyết tâm cao độ, đồng lòng đã làm nên những kỳ tích chinh phục dòng sông Đà.

Lặng thầm đi “khơi” lại dòng chảy dân ca Mường: Bài 2 - Lan toả cùng nền tảng số

(HBĐT) - Không chỉ còn xuất hiện đơn thuần trong lao động, đời sống mà ngày nay, dân ca Mường đang sống lại với nhiều sự sáng tạo "hợp thời” hơn trên nền tảng mạng internet. Nhờ đó, dân ca Mường trở thành món ăn tinh thần của người dân ở các bản Mường. Giờ đây, muốn nghe hát, xem hát Mường thì cứ bật ti vi lên là có!

Huyện Đà Bắc - đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn 

(HBĐT) - Có một vùng đất sơn kỳ thủy tú ven dòng Đà giang từng đi vào thi ca:"Đường lên Mường Tuổng bao xa/ Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh/ Nánh Nghê, Tú Lý, Tân Minh/ Nước non ngàn dặm ân tình xiết bao”. Đó là huyện vùng cao Đà Bắc, miền quê sinh sống của đồng bào các dân tộc Mường, Dao, Tày, Thái. Nằm trong lưu vực sông Đà với địa hình chủ yếu là núi, đồi có độ dốc lớn, nhiều sông, suối xen kẽ và là địa điểm tiếp giáp giữa các vùng Tây Bắc và Đông Bắc nên huyện có sự giao thoa của nhiều luồng văn hoá khác nhau, tạo nên sự đặc sắc, quyến rũ cho mảnh đất ven dòng Đà giang. Bên cạnh đó, Đà Bắc sở hữu vẻ đẹp cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, bản sắc văn hóa, có nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch, đẩy mạnh KT-XH tại địa phương.

Lặng thầm đi “khơi” lại dòng chảy dân ca Mường: Bài 1 - Dân ca Mường một thời nhiều nỗi xót xa

(HBĐT) - Sau vài thập kỷ với nhiều nỗi lo về sự mai một, những năm trở lại đây, ở khắp các bản Mường trong tỉnh đâu cũng du dương những câu thường rang, bộ mẹng (hát ví, hát đối) ở trên ti vi và ngay trong đời sống thường nhật. Dân ca Mường đã và đang được sống lại, thậm chí hòa nhập mạnh mẽ trong thời đại số nhờ những con người có tâm, có tầm đã lăn lộn đi "khơi” lại dòng chảy dân ca Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục