(HBĐT) - Miền Đồi (Lạc Sơn) mùa lúa chín đẹp như một bức tranh. Những cung ruộng bậc thang mềm mại, vàng óng, xếp tầng, xếp lớp men theo sườn đồi, nối tiếp nhau nổi bật trên không gian xanh của núi rừng. Không khí trong lành, mát mẻ; thảo nguyên xanh, suối nước trong veo, những ngôi nhà sàn truyền thống và những người dân hiền hậu, chan hòa, hiếu khách... cùng những món ẩm thực hấp dẫn. Miền Đồi hứa hẹn là điểm đến thú vị cho những ai yêu thích trải nghiệm, khám phá.


Vẻ đẹp ruộng bậc thang Miền Đồi (Lạc Sơn) mùa lúa chín.


Ruộng bậc thang ở Miền Đồi

Xuất phát từ TP Hòa Bình lúc 6h, chạy xe khoảng một tiếng rưỡi chúng tôi có mặt tại Miền Đồi. Thấy khách lạ, những người nông dân làm đồng ngả nón chào hỏi thân tình, vui vẻ tiếp chuyện. Đồng chí Bùi Văn Thượng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Do địa hình đồi núi cao nên việc canh tác lúa của người dân địa phương hoàn toàn dựa trên những cung ruộng bậc thang. Tuy còn nhiều khó khăn như: phải giữ gìn, đảm bảo nguồn nước tốt; các thửa ruộng lớn, nhỏ khác nhau nên việc canh tác gặp khó khi đưa cơ giới vào… Tuy nhiên, đây là hình thức canh tác hiệu quả đã được đồng bào áp dụng từ lâu và mang lại cuộc sống ngày càng no ấm. Ngoài đảm bảo lương thực tại chỗ, gạo Miền Đồi được khách hàng gần xa ưa chuộng, giá bán cao nhưng không có nhiều để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Chia sẻ thêm về việc canh tác lúa trên ruộng bậc thang, đồng chí Thượng cho biết: "Từ thời cha ông, người dân Miền Đồi đã canh tác trên ruộng bậc thang. Đó là mồ hôi công sức lao động của biết bao thế hệ người dân nơi đây, bằng sự cần mẫn để kiến tạo nên hơn 400 ha ruộng bậc thang trên đồi, núi. Hiện nay, trong nhịp sống mới, vẫn những thửa ruộng ấy, nhưng việc thâm canh trên ruộng bậc thang đỡ vất vả hơn nhiều. Với sự quan tâm của Nhà nước, đầu nguồn đã có bai ngăn nước, hệ thống mương được cứng hóa. Máy cày bừa, tuốt lúa, xay xát được người dân đưa vào sử dụng, thay thế cách thu hoạch, chế biến thủ công trước đây.

Nỗ lực phát triển du lịch

Anh Bùi Văn Hương, công chức văn hóa xã và cũng là hướng dẫn viên du lịch rất am hiểu Miền Đồi đưa chúng tôi đi thăm quan các cung ruộng bậc thang. Anh chỉ cho chúng tôi biết góc nào có thể quan sát ruộng bậc thang đẹp nhất, góc nào có thể nhìn thấy rõ nhất dòng suối và những nếp nhà sàn… Từ vẻ đẹp huyền ảo của những ruộng lúa bậc thang chín vàng giữa màu xanh núi rừng, vẻ đẹp kỳ vĩ của đồi Lè (xóm Vôi Thượng) ở độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, nhiều bạn trẻ và cả những "phượt thủ" đã chọn Miền Đồi là điểm đến trải nghiệm, khám phá. Tuy nhiên, hiện nay, những cảnh sắc thiên nhiên đẹp, bản sắc văn hóa từ nếp nhà sàn, ẩm thực dân tộc đậm bản sắc của đồng bào Mường ở Miền Đồi vẫn còn là những tiềm năng về du lịch chưa được khai thác.

Từ thực tế đó, anh Hương đã tham mưu cụ thể cùng với lãnh đạo xã xây dựng các chương trình, kế hoạch về bảo tồn, quy hoạch vùng có cảnh đẹp như ruộng bậc thang, thảo nguyên xanh; kết hợp với tuyên truyền đến bà con lưu giữ những phong tục, tập quán truyền thống, tích cực giao lưu, học hỏi để sẵn sàng, tự tin mở rộng hướng đi mới phát triển du lịch tại địa phương. Đặc biệt, với tình yêu quê hương và mong muốn được chia sẻ, góp phần quảng bá để người dân muôn phương biết đến Miền Đồi, anh Hương đã thực hiện nhiều video clip giới thiệu về vẻ đẹp Miền Đồi đăng tải trên Youtube, Facebook, Zalo. Đã có nhiều lượt chia sẻ, quan tâm và liên hệ để được đến Miền Đồi trải nghiệm, chiêm ngưỡng. Anh Hương cũng rất nhiệt tình, tâm huyết, sẵn sàng làm hướng dẫn viên cho các đoàn quay phim, ghi hình trải nghiệm, các đoàn khách đến với Miền Đồi.

Trải nghiệm Miền Đồi trên con đường uốn lượn qua dốc, đèo trập trùng, chúng tôi được khám phá những khung cảnh mới mẻ của thiên nhiên, thưởng ngoạn cảnh quan tuyệt đẹp của những cung ruộng bậc thang. Được hòa vào đời sống, sinh hoạt của đồng bào Mường với những gương mặt bừng sáng của người nông dân vùng cao về một ngày mùa ấm no, tham gia các hoạt động văn hóa sôi động, đậm đà bản sắc… Tin rằng trong tương lai không xa, Miền Đồi sẽ trở thành điểm đến của du khách muôn phương. Và hiện nay, trên những cung ruộng bậc thang, màu xanh mướt của lúa đang độ trỗ đòng như mời gọi, hứa hẹn một mùa lúa chín rực rỡ tháng 10. Vâng, như một lẽ đương nhiên, chúng tôi hẹn gặp lại Miền Đồi trong mùa lúa chín!


Hồng Duyên


Các tin khác


Lặng thầm đi “khơi” lại dòng chảy dân ca Mường: Bài 2 - Lan toả cùng nền tảng số

(HBĐT) - Không chỉ còn xuất hiện đơn thuần trong lao động, đời sống mà ngày nay, dân ca Mường đang sống lại với nhiều sự sáng tạo "hợp thời” hơn trên nền tảng mạng internet. Nhờ đó, dân ca Mường trở thành món ăn tinh thần của người dân ở các bản Mường. Giờ đây, muốn nghe hát, xem hát Mường thì cứ bật ti vi lên là có!

Huyện Đà Bắc - đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn 

(HBĐT) - Có một vùng đất sơn kỳ thủy tú ven dòng Đà giang từng đi vào thi ca:"Đường lên Mường Tuổng bao xa/ Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh/ Nánh Nghê, Tú Lý, Tân Minh/ Nước non ngàn dặm ân tình xiết bao”. Đó là huyện vùng cao Đà Bắc, miền quê sinh sống của đồng bào các dân tộc Mường, Dao, Tày, Thái. Nằm trong lưu vực sông Đà với địa hình chủ yếu là núi, đồi có độ dốc lớn, nhiều sông, suối xen kẽ và là địa điểm tiếp giáp giữa các vùng Tây Bắc và Đông Bắc nên huyện có sự giao thoa của nhiều luồng văn hoá khác nhau, tạo nên sự đặc sắc, quyến rũ cho mảnh đất ven dòng Đà giang. Bên cạnh đó, Đà Bắc sở hữu vẻ đẹp cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, bản sắc văn hóa, có nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch, đẩy mạnh KT-XH tại địa phương.

Lặng thầm đi “khơi” lại dòng chảy dân ca Mường: Bài 1 - Dân ca Mường một thời nhiều nỗi xót xa

(HBĐT) - Sau vài thập kỷ với nhiều nỗi lo về sự mai một, những năm trở lại đây, ở khắp các bản Mường trong tỉnh đâu cũng du dương những câu thường rang, bộ mẹng (hát ví, hát đối) ở trên ti vi và ngay trong đời sống thường nhật. Dân ca Mường đã và đang được sống lại, thậm chí hòa nhập mạnh mẽ trong thời đại số nhờ những con người có tâm, có tầm đã lăn lộn đi "khơi” lại dòng chảy dân ca Mường.

Giao thông đi trước một bước - tạo động lực phát triển: Bài 2 - Giao thông liên kết - đánh thức tiềm năng kinh tế vùng

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế. Chính vì vậy, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh xác định phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối vùng nhanh hơn, gần hơn, tạo tiền đề quan trọng để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế là yếu tố cấp thiết, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và Nhân dân.

Giao thông đi trước một bước -tạo động lực phát triển: Bài 1 - Những con đường của ý Đảng, lòng dân

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (NQĐHĐB) tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông (HTGT) là 1 trong 5 đột phá chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh. Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiếp tục xác định giao thông kết nối vùng là động lực thúc đẩy KT-XH. Với phương châm giao thông đi trước một bước tạo động lực cho phát triển, trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền đã ban hành nhiều nghị quyết, triển khai nhiều đề án phát triển HTGT, tạo nền tảng và là đòn bẩy quan trọng phát triển kinh tế.

Mầm xanh trên vùng thiên tai

(HBĐT) - Tưởng như mưa lũ đã xóa nhòa đi tất cả mầm xanh, cuốn đi những hy vọng và nỗ lực của bà con nhân dân tại các xã bị ảnh hưởng bởi lũ bão trên địa bàn huyện Đà Bắc. Thế nhưng họ đã vươn lên giành lại những gì đã mất. Sau gần 5 năm đợt mưa lũ lịch sử đi qua, những mái nhà mới khang trang, kiên cố được dựng lên giữa ngổn ngang gạch ngói. Mầm xanh đã bắt đầu nhú trên những luống rau quanh nhà. Những em nhỏ ê a đọc chữ. Cuộc sống của bà con nhân dân vùng lũ ở các khu tái định cư (TĐC) xóm Lau Bai, xóm Túp, xóm Kế, xóm Bưa Cốc và xóm Nà Tèn (nay là xóm Nghê) dần ổn định, từng ngày khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục