(HBĐT) - Liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình kinh tế tập thể đang là xu thế tất yếu trong phát triển nông nghiệp hàng hóa, giúp nông dân nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững; đồng thời nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) liên kết và trình độ của nông dân. Đặc biệt trong bối cảnh ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu (BĐKH) và tác động từ đại dịch Covid-19 như hiện nay, phát triển các chuỗi sản xuất nông nghiệp (SXNN) là giải pháp hữu hiệu để ứng phó với những "tác động kép". 

>> Bài 2 - Tìm "chất kết dính” để liên kết bền vững


Phần lớn các mô hình SXNN tại tỉnh còn phát triển với quy mô nhỏ, truyền thống. Do đó, để từng bước đưa ngành nông nghiệp tỉnh vươn lên một vị trí mới, việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chính là "chìa khóa”. Giai đoạn 2015 - 2020, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo chú trọng xây dựng nền nông nghiệp xanh, thông minh, liên kết theo chuỗi, giá trị gia tăng cao, thích ứng với BĐKH và phát triển bền vững.


Mô hình trồng dưa lưới Inchiba công nghệ cao của Công ty CP đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Trường Thịnh, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) góp phần nâng cao giá trị nông sản.

Sự vào cuộc của hệ thống chính trị

Giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông, lâm, thủy sản đạt trung bình 4,06%/năm; sản lượng lương thực cây có hạt đạt trung bình 37,2 vạn tấn/năm; diện mạo nông nghiệp - nông dân - nông thôn có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, SXNN phần lớn vẫn manh mún, nhỏ lẻ đã cho thấy rõ sự phát triển chưa tương xứng với những tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh. Nguyên nhân do hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp chưa đồng bộ; sản xuất còn phụ thuộc vào thời tiết; khả năng tiếp cận KHCN của người sản xuất chưa đồng đều; liên kết "4 nhà” còn lỏng lẻo…

Để từng bước rút ngắn chặng đường tiến tới nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững. Sở NN&PTNT tham mưu ban hành và triển khai thực hiện các đề án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trồng trọt đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh phê duyệt như: Quyết định số 1604/QĐ-UBND, ngày 31/8/2015 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh đến năm 2020; Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ban hành quy định về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa giai đoạn 2015 - 2020; Quyết định số 23/2017/ QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2015 - 2020... Trên cơ sở đó, các huyện, thành phố tập trung thực hiện lồng ghép nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển KT-XH gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm; rà soát, điều chỉnh, lập mới 9 quy hoạch vùng sản xuất đến năm 2020; đặc biệt là xây dựng chuỗi liên kết, cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản…

Công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm được triển khai đa dạng; việc đăng ký, bảo hộ thương hiệu cũng được ngành nông nghiệp quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Trong 5 năm (2015 - 2020), ngành nông nghiệp đã xây dựng chỉ dẫn địa lý "Cao Phong” cho sản phẩm cam Cao Phong và 21 nhãn hiệu chứng nhận tập thể; cấp được 9 mã số vùng trồng cho các sản phẩm. Chi cục Quản lý chất lượng (QLCL) nông, lâm sản và thủy sản xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc (TXNG) xác thực chống giả và kết nối cung cầu tại địa chỉ hb.check.net.vn. Đến nay đã có 400 sản phẩm của 72 doanh nghiệp, HTX được quảng bá trên hệ thống và gắn trên 8 triệu tem TXNG.

Tạo nên những chuỗi liên kết nâng cao giá trị nông sản

Về Lạc Thủy - một trong những địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong SXNN. Bước đầu huyện đã hình thành thương hiệu cho một số sản phẩm thế mạnh và liên kết tiêu thụ ổn định tại các thị trường. Một số sản phẩm nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao trong sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần hiện đại hóa ngành nông nghiệp như: Dưa lưới Inchiba công nghệ cao của Công ty CP đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Trường Thịnh, thôn Đồng Huống (xã Thống Nhất); sản phẩm OCOP 4 sao gà tươi nguyên con của HTX chăn nuôi gà Lạc Thủy (xã An Bình) sử dụng công nghệ sơ chế, hút chân không để bảo quản... Đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Hàng năm, từ nguồn ngân sách huyện, phòng quan tâm hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; chú trọng đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ SXNN. Làm tốt công tác tham mưu cho huyện, tích cực triển khai các hoạt động quảng bá, giới thiệu, tạo điều kiện cho các HTX tham gia hội chợ, triển lãm để hỗ trợ tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục QLCL nông, lâm sản và thủy sản đánh giá: 5 năm qua, việc ban hành các quy hoạch, chính sách đã góp phần xây dựng vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn; hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất giảm bớt khó khăn trong đầu tư ban đầu của quá trình SX-KD. Các chuỗi giá trị đã góp phần phát triển sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, bảo vệ thương hiệu vùng miền và quyền lợi của người tiêu dùng. Đồng thời, tạo liên kết ngang giữa các hộ sản xuất nhỏ lẻ, nâng cao năng lực sản xuất, quản trị kinh doanh của các cơ sở, tạo tiền đề hình thành các liên kết dọc từ khâu sản xuất, thu gom, sơ chế đến kinh doanh.

Những vùng sản xuất chuyên canh, cánh đồng lớn dần hình thành. Từ đó tạo nên các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản hiệu quả như: Chuỗi rau an toàn của HTX nông nghiệp hữu cơ Thành An (Lương Sơn); chuỗi cam các loại của HTX nông trại xanh Gfarm Việt Nam (Lạc Thủy); chuỗi chế biến măng các loại của Công ty CP nông lâm sản Kim Bôi... Đến nay, toàn tỉnh đã có 100 chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn với các lĩnh vực sản xuất rau, quả; thủy sản; chăn nuôi; chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Nhiều nông sản thế mạnh của tỉnh đã vào được hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại lớn như: Big C, Hapro Mart, Coop Mark, Lotte… đặc biệt được đưa lên hạng thương gia của hãng hàng không Vietnam Ailrline.

Việc hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ đã giúp tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản tăng bình quân trên 4,3%/năm; giá trị sản xuất trên 1 đơn vị canh tác hiện đạt trên 128 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, quá trình xây dựng các chuỗi liên kết đã cho thấy nhiều hạn chế. Do đó, để các chuỗi giá trị đảm bảo hoạt động hiệu quả cần tập trung nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương; sự phối hợp đồng bộ của các ngành, cơ quan chuyên môn, đoàn thể và các tổ chức CT-XH.

(Còn nữa)

Thu Hằng


Các tin khác


Nối tiếp tiếng gọi sông Đà trên công trường thủy điện Hòa Bình mở rộng: Bài 1 - Vang mãi bản tình ca hữu nghị Việt Nam - Liên Xô

(HBĐT) - Năm 1979, nghe theo tiếng gọi sông Đà, sau tiếng mìn nổ khởi công xây dựng thủy điện Hòa Bình (TĐHB), hàng nghìn kỹ sư, chuyên gia Liên Xô (cũ) cùng hàng vạn công nhân thay nhau khoan, cắt, đào, đắp ròng rã hơn 5.000 ngày đêm với một mục tiêu, quyết tâm cao độ, đồng lòng đã làm nên những kỳ tích chinh phục dòng sông Đà.

Lặng thầm đi “khơi” lại dòng chảy dân ca Mường: Bài 2 - Lan toả cùng nền tảng số

(HBĐT) - Không chỉ còn xuất hiện đơn thuần trong lao động, đời sống mà ngày nay, dân ca Mường đang sống lại với nhiều sự sáng tạo "hợp thời” hơn trên nền tảng mạng internet. Nhờ đó, dân ca Mường trở thành món ăn tinh thần của người dân ở các bản Mường. Giờ đây, muốn nghe hát, xem hát Mường thì cứ bật ti vi lên là có!

Huyện Đà Bắc - đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn 

(HBĐT) - Có một vùng đất sơn kỳ thủy tú ven dòng Đà giang từng đi vào thi ca:"Đường lên Mường Tuổng bao xa/ Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh/ Nánh Nghê, Tú Lý, Tân Minh/ Nước non ngàn dặm ân tình xiết bao”. Đó là huyện vùng cao Đà Bắc, miền quê sinh sống của đồng bào các dân tộc Mường, Dao, Tày, Thái. Nằm trong lưu vực sông Đà với địa hình chủ yếu là núi, đồi có độ dốc lớn, nhiều sông, suối xen kẽ và là địa điểm tiếp giáp giữa các vùng Tây Bắc và Đông Bắc nên huyện có sự giao thoa của nhiều luồng văn hoá khác nhau, tạo nên sự đặc sắc, quyến rũ cho mảnh đất ven dòng Đà giang. Bên cạnh đó, Đà Bắc sở hữu vẻ đẹp cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, bản sắc văn hóa, có nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch, đẩy mạnh KT-XH tại địa phương.

Lặng thầm đi “khơi” lại dòng chảy dân ca Mường: Bài 1 - Dân ca Mường một thời nhiều nỗi xót xa

(HBĐT) - Sau vài thập kỷ với nhiều nỗi lo về sự mai một, những năm trở lại đây, ở khắp các bản Mường trong tỉnh đâu cũng du dương những câu thường rang, bộ mẹng (hát ví, hát đối) ở trên ti vi và ngay trong đời sống thường nhật. Dân ca Mường đã và đang được sống lại, thậm chí hòa nhập mạnh mẽ trong thời đại số nhờ những con người có tâm, có tầm đã lăn lộn đi "khơi” lại dòng chảy dân ca Mường.

Giao thông đi trước một bước - tạo động lực phát triển: Bài 2 - Giao thông liên kết - đánh thức tiềm năng kinh tế vùng

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế. Chính vì vậy, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh xác định phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối vùng nhanh hơn, gần hơn, tạo tiền đề quan trọng để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế là yếu tố cấp thiết, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và Nhân dân.

Giao thông đi trước một bước -tạo động lực phát triển: Bài 1 - Những con đường của ý Đảng, lòng dân

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (NQĐHĐB) tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông (HTGT) là 1 trong 5 đột phá chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh. Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiếp tục xác định giao thông kết nối vùng là động lực thúc đẩy KT-XH. Với phương châm giao thông đi trước một bước tạo động lực cho phát triển, trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền đã ban hành nhiều nghị quyết, triển khai nhiều đề án phát triển HTGT, tạo nền tảng và là đòn bẩy quan trọng phát triển kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục