(HBĐT) - Hưởng ứng phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, tháng 11/2016, UBND tỉnh đã phát động phong trào thi đua "Tỉnh Hòa Bình chung tay vì người nghèo – Không ai bị bỏ lại phía sau”. Ý nghĩa thiết thực và sự lan tỏa của phong trào đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội chung tay, góp sức vì người nghèo.
Đại diện Ủy ban MTTQ tỉnh, Báo Tiền Phong, Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn trao kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho ông Bùi Xuân Nùng, hội viên Hội Cựu TNXP tại xóm Đồng Bãi, xã Đú Sáng (Kim Bôi).
Tạo sức bật mới cho chương trình giảm nghèo bền vững
Với đặc thù của một tỉnh miền núi, trình độ dân trí chưa đồng đều, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai…, công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) ở tỉnh được xem như một bài toán khó. Càng khó càng phải làm, phải tập trung cao độ để giải quyết. Bởi vậy, Chương trình GNBV luôn được coi là chương trình trọng tâm trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh. Theo đó, trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm và dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho công tác giảm nghèo. Cùng với việc thực hiện các chính sách giảm nghèo theo hướng dẫn của T.Ư, tỉnh đã ban hành thêm một số chính sách riêng để thúc đẩy lộ trình GNBV. Cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về giảm nghèo. Huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân góp sức, chung tay vì mục tiêu GNBV, nhất là từ khi phong trào thi đua "Tỉnh Hòa Bình chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” được phát động. Theo đó, trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã huy động được 1.184,428 tỷ đồng để thực hiện các dự án của Chương trình MTQG GNBV. Trong đó, ngân sách T.Ư hỗ trợ 778,996 tỷ đồng vốn đầu tư và 276,167 tỷ đồng vốn sự nghiệp. Ngân sách địa phương chi 23,804 tỷ đồng vốn đầu tư. Vốn Ailen viện trợ không hoàn lại 38,9 tỷ đồng. Nguồn huy động từ Nhân dân, các tổ chức chính trị quyên góp ủng hộ thực hiện các mục tiêu của chương trình khoảng 66,061 tỷ đồng. Trong đó, Nhân dân đóng góp 31,061 tỷ đồng, chủ yếu bằng hình thức huy động ngày công lao động, hiến đất, cây cối, hoa màu thực hiện xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu; nguồn các tổ chức quyên góp ủng hộ 35 tỷ đồng, chủ yếu hỗ trợ vật chất cho địa phương, cộng đồng dân cư, hộ nghèo về trang thiết bị văn hóa, giáo dục, y tế... theo đó, giai đoạn 2016 - 2020, công tác GNBV trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả ấn tượng, giảm bình quân 3,16% hộ nghèo/năm, vượt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Từ năm 2020 đến nay, chương trình GNBV tiếp tục nhận được sự quan tâm sâu sát từ tỉnh tới cơ sở. Đồng chí Quách Thị Kiều, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Để thúc đẩy lộ trình GNBV, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG GNBV giai đoạn 2021-2025 và hàng năm. HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện chương trình MTQG GNBV giai đoạn 2021-2025 và hàng năm. Đồng thời có kế hoạch kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Tháng 4/2022, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 95-KH/TU về "Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GNBV đến năm 2030”.
Nhờ có sự quan tâm sâu sát đó nên trong 2 năm 2021-2022 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến KT-XH, nhưng Hòa Bình vẫn tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ của chương trình giảm nghèo. Kết quả mỗi năm giảm bình quân từ 2,5-3% hộ nghèo, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ đề ra. Dự kiến đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh theo chuẩn giai đoạn 2021-2025 giảm còn 12,99%.
Không một ai bị bỏ lại phía sau
Hưởng ứng phong trào thi đua "Tỉnh Hòa Bình chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, những năm qua, Ủy ban MTTQ tỉnh đã ra sức kêu gọi, vận động, huy động các nguồn lực để hỗ trợ người dân nghèo. Theo đó, giai đoạn 2016 - 2020, trên 6.000 hộ nghèo được hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà. 100% người dân thuộc hộ nghèo, hộ DTTS sống tại khu vực có điều kiện KT-XH khó khăn, người dân sống tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn được hỗ trợ mua thẻ BHYT. Đồng chí Trần Đức Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chia sẻ: Nhờ có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và các tổ chức thành viên MTTQ, các hoạt động chung tay vì người nghèo và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh được triển khai hết sức hiệu quả. Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỉnh không tổ chức phát động ủng hộ xây dựng "Quỹ Vì người nghèo”. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, sự phối hợp của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, các nhà hảo tâm, trong năm 2021 đã vận động trên 19 tỷ đồng và tiếp nhận 15 tỷ đồng từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; 3 tỷ đồng từ Ngân hàng VietinBank ủng hộ xây dựng nhà lớp học, trạm y tế và nhà đại đoàn kết cho dân. Ngoài các khoản chi đảm bảo an sinh xã hội, nguồn quỹ này được chi hỗ trợ sửa chữa, xây mới 341 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo (trong đó có 200 nhà đại đoàn kết do Ủy ban MTTQ tỉnh và Công an tỉnh phối hợp xây dựng, sửa chữa tặng cho đồng bào nghèo tại 2 xã Hang kia, Pà Cò, huyện Mai Châu).
Cũng trong năm 2021, Ủy ban MTTQ tỉnh đã phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tổ chức rà soát, khảo sát lập danh sách các hộ gia đình thuộc người có công, thân nhân người có công, cựu thanh niên xung phong (CTNXP)… đang ở nhà tạm không có khả năng sửa chữa, nâng cấp để đề xuất tỉnh có phương án hỗ trợ. Theo đó, từ đầu năm 2022 đến nay, toàn tỉnh đã xây mới 224 nhà đại đoàn kết, sửa chữa 5 nhà đại đoàn kết. Ngày 21/7 vừa qua, Ủy ban MTTQ tỉnh đã chủ trì phối hợp tổ chức lễ bàn giao, tiếp nhận kinh phí tài trợ xây nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết cho người có công trên địa bàn tỉnh. Ngay trong lễ bàn giao, tiếp nhận kinh phí đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà cho ông Bùi Xuân Nùng, hội viên Hội CTNXP tại xóm Đồng Bãi, xã Đú Sáng (Kim Bôi). Đây là sự kiện khởi động chương trình xây 120 nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết trị giá 7 tỷ đồng cho gia đình chính sách, CTNXP trên địa bàn tỉnh do Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn tài trợ.
Theo đại diện Ủy ban MTTQ tỉnh, dự kiến trong 3 tháng cuối năm 2022 sẽ huy động các nguồn lực để hoàn thành xây dựng 220 nhà đại đoàn kết cho hộ gia đình chính sách và hộ nghèo. Hoàn thành việc xóa nhà tạm và nhà xuống cấp trong các gia đình chính sách; tiếp tục chung tay để hỗ trợ người nghèo an cư, từng bước rút ngắn khoảng cách hộ nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa Hòa Bình và các tỉnh trong khu vực trung du, miền núi phía Bắc và toàn quốc. Phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.
Thúy Hằng
(Hội Nhà báo tỉnh)
(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có gần 5.000 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và hợp tác xã hoạt động với tổng số trên 81.000 lao động. Tuy nhiên mới có trên 60 doanh nghiệp có tổ chức đảng với gần 1.200 đảng viên. Điều này cho thấy có "điểm nghẽn”, khiến kết quả thực hiện công tác phát triển Đảng ở khu vực kinh tế tư nhân chưa tương xứng.
(HBĐT) - Phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (DNNKVNN) là nhiệm vụ rất quan trọng, nhằm tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Ðảng, phát huy hơn nữa vai trò, sự đóng góp xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai công tác này cho thấy còn những "điểm nghẽn”, cần đồng bộ giải pháp, cách làm để "khơi thông”. Xây dựng tổ chức đảng vững mạnh trong DNNKVNN là tiền đề, cơ sở để tạo động lực thi đua lao động sản xuất. Thực tế cho thấy, tại nhiều doanh nghiệp, lực lượng đảng viên đã phát huy hiệu quả vai trò tiền phong, gương mẫu, nỗ lực sáng tạo, đi đầu trong mọi hoạt động.
(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh đạt mức trung bình của cả nước: Thu ngân sách 10.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 100 triệu đồng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững... BTV Tỉnh ủy đề cao trách nhiệm người đứng đầu, đổi mới chỉ đạo điều hành, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, mở cánh cửa cho Hòa Bình phát triển nhanh và bền vững.
(HBĐT) - Công tác cán bộ (CTCB) giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ta. Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”, "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; quan điểm, đường lối của Đảng xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt của nhiệm vụ then chốt, BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy đã thực hiện đồng bộ các khâu trong CTCB và đạt kết quả tích cực.
(HBĐT) - Ban Chấp hành, Ban Thường vụ (BCH, BTV) Tỉnh ủy đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, đặc biệt quan tâm giải quyết các điểm nghẽn cản trở sự phát triển; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong cải cách hành chính, giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ nhà đầu tư chiến lược triển khai dự án.
(HBĐT) - Theo đánh giá, những sai phạm liên quan đến tội phạm tham nhũng, tiêu cực ở tỉnh chủ yếu là ở lĩnh vực quản lý đất đai và đấu thầu, đấu giá. Xuất phát từ thực tế đó, việc chỉ ra, nhận diện rõ hành vi sai phạm chính là một trong những yếu tố quan trọng, cốt yếu trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) của tỉnh thời gian tới.