(HBĐT) - "Có thể nói, những năm qua, lãnh đạo tỉnh Hòa Bình, cán bộ, Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp (DN) rất quyết tâm phát triển KT-XH của tỉnh, đặc biệt là trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút, tạo điều kiện cho các DN, nhà đầu tư (NĐT) vào sản xuất - kinh doanh tại tỉnh. Tuy nhiên, trong năm 2021, Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh chưa đạt như mong muốn, điều này phản ánh những điều kiện cũng như nỗ lực của tỉnh chưa đủ để cải thiện. Chính vì vậy cần phải có quyết tâm cao độ hơn nữa của các cấp, các ngành". Đó là nhìn nhận của ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khi đánh giá về dư địa để tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
Những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi để thu hút đầu tư. Ảnh: Dự án đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) kết nối quốc lộ 6 được nhà thầu khẩn trương thi công.
Cũng theo ông Phòng, VCCI đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Hòa Bình bằng việc thời gian qua đã tổ chức các hội nghị với sự hiện diện của các đồng chí lãnh đạo cao nhất của tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố để tập trung phân tích, đánh giá, trả lời các câu hỏi tại sao điểm số và thứ hạng PCI của tỉnh lại rất thấp, đứng thứ 62 cả nước chứ không phải là 42, hoặc 32? Trong 10 chỉ số thành phần đã được VCCI phân tích, chỉ ra những điểm chưa cao của tỉnh thì dư địa phát triển có nhưng còn độ trễ.
Độ trễ các chuyên gia nhìn nhận đã được UBND tỉnh thẳng thắn đánh giá, kiểm điểm nghiêm túc, mà ở đó vấn đề con người được nêu lên hàng đầu. Tại nhiều cuộc họp gần đây của UBND tỉnh và Ban chỉ đạo PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh chỉ rõ: Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức thiếu tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc; năng lực, trình độ chuyên môn chưa cao, chất lượng tham mưu hạn chế; cố tình gây khó khăn cho DN. Công tác phối hợp giữa các các sở, ngành chức năng và giữa các sở, ngành với huyện, thành phố có lúc, có việc chưa tốt, trách nhiệm chưa rõ ràng.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh đánh giá: Một số cơ quan, đơn vị chưa chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ được giao, thiếu chủ động, sáng tạo, có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm tại một số cơ quan quản lý Nhà nước. Năng lực thẩm định, thẩm tra, đánh giá dự án đầu tư của cơ quan Nhà nước còn hạn chế.
Cũng về vấn đề con người, thông qua hoạt động giám sát việc thực hiện công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021, đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh nhận xét: Người đứng đầu một số sở, ban, ngành, địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt đối với các bộ phận chuyên môn (đặc biệt là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với người dân, DN) trong việc triển khai, theo dõi, đánh giá, nâng cao các chỉ số thành phần, chưa kịp thời đề xuất giải pháp cải thiện nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Việc rà soát, xây dựng, cắt giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính chưa kịp thời; mối quan hệ giữa các ngành, địa phương trong liên thông giải quyết thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN chưa được thường xuyên và hiệu quả không cao. Nhiều cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề của DN chưa thực sự vì mục tiêu hướng dẫn, đôn đốc thực hiện mà chủ yếu là bắt lỗi, làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư chung của tỉnh...
Một trong những hạn chế lớn cũng được chỉ ra đó là quy hoạch quá nhiều, nhưng chất lượng thấp, không gắn với nguồn lực thực hiện nên nhiều bản quy hoạch lập xong có giá trị thực tế thấp. Quy hoạch còn nhiều chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu gắn kết dẫn tới hiệu quả thực hiện rất thấp, đây là "nút thắt” cản trở rất lớn đến các hoạt động đầu tư, phát triển. Ngoài ra, các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch quy mô nhỏ, phân tán, chi phí đầu tư hạ tầng cao. Cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư của tỉnh chưa đủ mạnh, nguồn lực thực hiện các chính sách đã đề ra còn hạn chế, chưa thực sự thu hút các NĐT, nhất là NĐT lớn, tiềm năng. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn chậm tiến độ yêu cầu của dự án, đặc biệt là các dự án thuộc trường hợp thoả thuận nhận chuyển nhượng đất.
Hoạt động xúc tiến đầu tư, hỗ trợ các DN, NĐT chưa thực sự hiệu quả, chưa thiết thực; tính minh bạch trong môi trường kinh doanh chưa thật sự cao. Chất lượng đào tạo nghề của tỉnh, cơ cấu đào tạo nghề thiếu hợp lý, chủ yếu là cơ sở đào tạo nghề trình độ sơ cấp, quy mô đào tạo trung cấp và cao đẳng nghề chiếm tỷ lệ thấp. Sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp chưa thực sự chặt chẽ, dẫn tới tình trạng lao động sau khi được đào tạo nghề nhưng không đáp ứng được yêu cầu của DN và phải đào tạo lại...
Chia sẻ về môi trường đầu tư của tỉnh, ông Hà Văn Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh bày tỏ: "Các bước cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh phải được thực hiện đồng bộ nhưng trực tiếp là những người thừa hành công vụ phải có thái độ hết sức thiện chí, cùng nhau chia sẻ. Những người hàng ngày trực tiếp tham gia tiếp xúc, giải quyết công việc với DN, NĐT cần có sự chia sẻ, cảm thông hơn. Ngược lại, các DN cũng phải chân tình, tích cực phối hợp trong việc xử lý những vấn đề còn khó khăn, mắc mớ để cùng nhau tháo gỡ, xử lý hài hòa. Có như vậy thì chắc chắn sự cảm nhận của các DN, NĐT đối với môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh sẽ có bước đột phá".
Nghiêm túc nhận diện yếu kém, cầu thị lắng nghe nỗi niềm, tiếng lòng của DN là việc đã và đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh tích cực thực hiện. Về vấn đề này, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI chia sẻ: "Việc đánh giá kết quả năng lực cạnh tranh năm 2022 sẽ được VCCI thực hiện vào năm 2023. Cho nên chúng tôi đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của UBND tỉnh Hòa Bình, cùng sự chủ động của các sở, ngành đã phối hợp với Hiệp hội DN tỉnh và các DN cùng ngồi lại với nhau để bàn thảo, chỉ ra những bất cập, điểm nghẽn để kiến nghị với các cơ quan quản lý và lãnh đạo tỉnh nhằm tìm cách khắc phục, xử lý. Với những nỗ lực này, tin rằng Chỉ số PCI của tỉnh sẽ được cải thiện mạnh trong thời gian tới. Song phải nhấn mạnh rằng, việc khảo sát, phát phiếu đánh giá Chỉ số PCI mang tính điều tra xã hội học nên việc các DN ý kiến, phản ánh có thể chính xác hay chưa chính xác, hoặc chưa chính xác hoàn toàn. Do đó không nên quá câu nệ về mặt đánh giá này, mà mong muốn cuối cùng là người dân và DN ở Hòa Bình được hưởng lợi gì từ nỗ lực của các cấp chính quyền, đó mới là vấn đề mấu chốt".
(Còn nữa)
Hoàng Nga
(HBĐT) - Thăm quê hương Phú Nghĩa (Lạc Thủy) trong những ngày Tháng Tám lịch sử. Mỗi ngõ phố, khu dân cư rực rỡ hơn với sắc màu của cờ và băng rôn, khẩu hiệu.
"Trong Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 trên chiến trường Đông Nam Bộ, Bộ Chỉ huy Miền sử dụng 3 sư đoàn bộ binh (Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9) và lực lượng vũ trang tỉnh Bình Phước tham gia chiến dịch. Sư đoàn 7 và lực lượng vũ trang tỉnh Bình Phước được giao nhiệm vụ chốt chặn Tàu Ô. Nhiệm vụ là tấn công, ngăn chặn địch trên đường 13 dài gần 20km (đoạn từ phía Nam Bình Long đến phía Bắc Chơn Thành), trọng điểm là khu vực Tàu Ô, không cho một tên địch, một chiếc xe tăng nào từ Chơn Thành lên và từ Bình Long xuống, để quân ta giải phóng Lộc Ninh và tiến công thị xã An Lộc...” - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh, nguyên Chính ủy Trung đoàn 141, Sư đoàn 7, nguyên Phó tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 kể về chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô của 50 năm trước.
(HBĐT) - Những ngày tháng 8, có mặt tại vùng trồng nhãn Sơn Thủy, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) dễ dàng bắt gặp những nụ cười trên khuôn mặt người nông dân đang khẩn trương thu hái nhãn cho kịp chuyến hàng. Không khí nhộn nhịp, vui vẻ lan tỏa khắp xóm, thôn. Những nông dân thoăn thoắt bẻ nhãn như quên cả mệt nhọc, bởi năm nay nhãn được mùa, được giá. Đặc biệt, vượt qua những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật canh tác và an toàn thực phẩm (ATTP), 1 tấn nhãn Sơn Thủy tươi lần đầu tiên xuất khẩu thành công sang thị trường EU.
(HBĐT) - Tính cho đến giờ tôi vẫn được xem là người may mắn khi là phóng viên "dân sự” đầu tiên và duy nhất của Báo Hòa Bình được đi thăm và tác nghiệp trên tuyến đảo tiền tiêu Đông Bắc của Tổ quốc. Tôi vẫn gọi đó là một chuyến đi đặc biệt...
(HBĐT) - Giữa năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều địa phương trong cả nước. Tại tỉnh ta, dịch đã tác động tới mọi mặt đời sống xã hội. Là những người "chép sử của thời đại”, hàng chục phóng viên trên địa bàn tỉnh lao vào những điểm nóng, dấn thân tác nghiệp giữa lằn ranh của sự sống và cái chết.
(HBĐT) - Không gì nhanh bằng thời gian, mới đó cũng đã gần 6 năm tôi gắn bó với nghề báo và làm việc tại một cơ quan báo Đảng tỉnh. Khoảng thời gian tuy chưa dài nhưng cũng cho tôi nhiều trải nghiệm trong nghề với những kỷ niệm khó quên, là động lực để tôi cố gắng hoàn thiện hơn mỗi ngày, từ trau dồi thêm kiến thức đến bản lĩnh người làm báo cần rèn giũa. Để mỗi khi nhớ lại những ngày đầu làm báo, tôi lại thấy thêm yêu nghề hơn, bởi nhiệt huyết tuổi trẻ và lòng yêu nghề giúp tôi ngày một trưởng thành.