(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) như: Mường, Tày, Dao, Mông… cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 64%. Để có sự đồng tốc trong phát triển KT-XH, từ nhiều thập kỷ qua, tỉnh đã quan tâm chỉ đạo sát sao trong việc ổn định dân cư, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, rút ngắn dần khoảng cách giữa vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS và vùng thuận lợi trên địa bàn.




Đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, UBND huyện Đà Bắc kiểm tra công trình nâng cấp đường giao thông phục vụ giao thương cho người dân tại xã Cao Sơn (Đà Bắc).      

Chu toàn cuộc chuyển dân lớn nhất trong lịch sử

Nhắc đến Hòa Bình, nhiều người biết đến đó là nơi có "dòng sông ánh sáng” tức dòng sông Đà, vừa hùng vĩ, hiểm trở vừa thơ mộng, hấp dẫn. Với sự giúp đỡ Đảng và Nhà nước Liên Xô ( cũ), tháng 11/1979, trên dòng sông Đà, công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chính thức được khởi công xây dựng để kiến tạo ra dòng điện sáng. Là một trong những thuỷ điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á, Thủy điện Hòa Bình không chỉ là niềm tự hào riêng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình mà còn là niềm tự hào của đất nước Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng để có được công trình mang dấu ấn, tầm vóc của thế kỷ XX đó 168 người con đất Việt và những người bạn là chuyên gia Liên xô đã ngã xuống. Cùng với đó có hàng ngàn hộ dân cư trú ven sông Đà phải rời quê hương, bản quán đến định cư ở nơi khác. Nhân kỷ niệm 40 năm chuyển dân lòng hồ sông Đà, đồng chí Bùi Văn Luyến, Bí thư huyện ủy huyện Đà Bắc chia sẻ: Việc chuyển dân phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà tính đến nay vẫn được xem là một cuộc chuyển dân lớn nhất trong lịch sử đất nước sau chiến tranh. Đây được xác định là một trong những nhiệm vụ đặc biệt, cực kỳ quan trọng để kịp thời phục vụ cho kế hoạch ngăn sông Đà (đợt I năm 1983, đợt II năm 1986 và phát điện tổ máy số I năm 1987). Nhiệm vụ nặng nề này được T.Ư Đảng, Chính phủ giao Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Sơn Bình (cũ), trực tiếp là các địa phương: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thị xã Hòa Bình (nay là TP Hòa Bình) tổ chức thực hiện. Trong đó, Đà Bắc được coi là trung tâm của cuộc chuyển dân. Tại thời điểm đó, huyện Đà Bắc có 23 xã thì có 18 xã nằm ở ven 2 bờ sông Đà, trong đó 7 xã phải di chuyển toàn bộ ra khỏi khu vực lòng hồ. Với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát từ Trung ương, từ tỉnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên đã phát huy tốt vai trò trong việc tuyên truyền, gương mẫu tổ chức thực hiện đúng chủ trương của Đảng, Chính phủ về công tác di dân vùng lòng hồ sông Đà. Qua đó đã tạo được sự tin tưởng tuyệt đối của người dân. Từ năm 1982 - 1986, huyện đã hoàn thành việc di chuyển 2.365 hộ dân với 12.397 nhân khẩu, 3.700 mồ mả cùng hàng chục vạn m2 nhà ở của Nhân dân tại 60 bản, làng thuộc 18/23 xã để dòng điện sông Đà toả sáng.

Quyết liệt xóa bỏ tập quán du canh, du cư trong đồng bào dân tộc thiểu số

Hòa Bình là tỉnh miền núi có đông đồng bào DTTS cùng chung sống, vì vậy công tác định canh, định cư  (ĐCĐC) và ổn định dân cư cho đồng bào DTTS luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh đã quan tâm ưu tiên nguồn lực từ nhiều chương trình, dự án để đầu tư trực tiếp cho các xã khó khăn, vùng ĐBDTTS như: Chương trình MTQG xây dựng NTM; giảm nghèo bền vững; chính sách hỗ trợ theo cơ chế Nghị quyết số 30a/2008/NQ/CP; Nghị quyết số 37- NQ/TW... Bên cạnh đó, các sở, ngành đã tham mưu cho tỉnh tổ chức thực hiện một số chính sách đặc thù, trong đó phải kể đến Đề án số 03-ĐA/TU của BTV Tỉnh ủy về củng cố nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và bảo đảm QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu; Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, xóm khó khăn nhất tỉnh, phạm vi nằm trên địa bàn 8 huyện và TP Hoà Bình; Đề án số 726 hỗ trợ hộ nghèo, khó khăn về nhà ở tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò...

Là một trong những cán bộ được cử về cơ sở  "3 cùng” với dân để thực hiện công tác ĐCĐC và ổn định dân cư cho đồng bào DTTS, ông Dương Đức Sáng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chia sẻ: Vào những năm 1988-1990, đồng bào dân tộc Dao, dân tộc Mông, Tày, Thái, thậm và một số ít đồng bào Mường trong tỉnh vẫn giữ tập quán du canh, du cư (DCDC). Hậu quả rừng bị chặt phá, đất bị thoái hoá bạc màu, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng hệ sinh thái, đời sống của người dân hết sức bấp bênh và phần đa là nghèo đói. Trước thực trạng đó, tỉnh đã có nhiều quyết sách để xóa bỏ tập quán này. Một trong những phương cách là cử tổ công tác gồm cán bộ Chi cục ĐCĐC, Chi cục Kiểm lâm, Kỹ sư nông nghiệp… phối hợp với lãnh đạo các huyện về nằm vùng ở xóm, xã để tuyên truyền, hướng dẫn người dân phát triển trồng trọt, chăn nuôi, đồng thời vận động người dân an cư để lập nghiệp. Theo đó bước chân ông Dương Đức Sáng và những người cộng sự đã đi tới nhiều xóm, bản như: Xóm Tằm, xã Cao Sơn, xóm Rãnh, xã Toàn Sơn, Đồng Chum, Đồng nghê, Mường Tuổng (cũ) huyện Đà Bắc; xóm Tiệng, xóm Suối Thản (cũ), xã Đú Sáng (Kim Bôi); xã Ngọc Sơn, Ngọc Lâu (Lạc Sơn); các xã Quyết Chiến, Ngổ Luông, Nam Sơn, Bắc Sơn (Tân Lạc) để tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác ĐCĐC và hướng dẫn người dân phát triển trồng ngô, mía, chè… trên đất dốc. Đặc biệt, trong những năm 1990-1992, tỉnh tập trung cao cho việc vận động người dân xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) triệt phá cây thuốc phiện chuyển sang trông mận hậu, ngô lai, đào pháp… Mưa dầm thấm đất, ở những nơi có cán bộ đến tuyên truyền, vận động bà con đã hiểu ra và từng bước xóa bỏ tập quán DCDC yên tâm ổn định cuộc sống. Từ năm 2005, tỉnh triển khai tích cực Đề án hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo. Cùng với đó, công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai ở vùng đồng bào DTTS số  được quan tâm, thực hiện có hiệu quả. Giai đoạn 2002-2010, thực hiện chính sách di dân ĐCĐC, Chương trình 134, 135 và dự án ổn định dân cư phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà, tỉnh đã đầu tư khai hoang, phục hóa hàng trăm ha ruộng nước, ruộng màu, san tạo mặt bằng tái định cư, giải quyết phần nào nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS. Đồng thời, xây dựng các điểm ĐCĐC tập trung tại bản Cang, xã Pà Cò (Mai Châu); điểm khu suối Kẻ, xóm Mít, xã Tu Lý (Đà Bắc) cho các hộ trước đây DCDC ổn định cuộc sống, sản xuất. Ngoài ra, tỉnh cũng đã sắp xếp cho hàng trăm hộ DCDC về ở xen ghép tại các KDC, được cấp đất ở, đất sản xuất, hưởng các công trình phúc lợi…

Luôn xây đắp và mở rộng lộ trình giúp người dân an cư, đến nay, Hòa Bình đã hoàn toàn xóa bỏ được tập quán DCDC trong đồng bào DTTS. Đồng bào các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, gắn bó chung sức xây dựng trên chặng đường xây NTM, giảm nghèo bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH chung của tỉnh.

(Còn nữa)

Thúy Hằng 
(Hội Nhà báo tỉnh)


Các tin khác


Cầu thị lắng nghe, tạo sức bật cải thiện môi trường đầu tư: Bài 1 - Dư địa cải thiện môi trường đầu tư

(HBĐT) - Thực hiện Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021, tỉnh Hòa Bình thuộc nhóm điều hành thấp với tổng số 57,16 điểm, thấp hơn 5,64 điểm so với năm 2020, đứng thứ 62 so với cả nước và giảm 18 bậc so với năm trước. Tuy có 2 chỉ số cải thiện về điểm số là Tính năng động và tiên phong của chính quyền cấp tỉnh; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhưng thứ hạng tương ứng đều giảm bậc so với năm 2020. Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng ở cuối bảng xếp hạng và 7 chỉ số thành phần khác đều giảm điểm và giảm thứ hạng. Đây là kết quả đáng buồn và gây sốc đối với tỉnh. Do vậy, việc thẳng thắn đối diện để nhận diện yếu kém; không lảng tránh, đùn đẩy trách nhiệm mà cầu thị lắng nghe; cùng đồng thuận tìm giải pháp căn cơ nhằm tạo sức bật mới cho cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh đã và đang được cả hệ thống chính trị dốc sức thực hiện.

Mai Châu - nơi sáng mãi mối tình Việt - Lào

(HBĐT) - Mỗi khi có dịp là 2 cô con gái người Lào được gia đình ông Lường Song Toàn ở Chiềng Sại, thị trấn Mai Châu (Mai Châu) nhận nuôi trong những năm tháng đói ăn, thiếu mặc lại trở về vùng đất Mai Châu thăm những người thân như một phần máu thịt của cuộc đời...

Ngời sáng “Nụ cười chiến sỹ Quản lý hành chính”

(HBĐT) - Mặc những giọt mồ hôi ướt thẫm lưng áo, cả "núi” việc phải khẩn trương giải quyết, trên môi Trung tá Hà Thu Hiền, Trung tá Bùi Thị Như Quỳnh, Trung tá Vũ Thị Hồng Hà hay những cán bộ, chiến sỹ (CBCS) trẻ như Trung úy Lê Tuấn Anh, Trung uý Nguyễn Thị Kiều Hoa, Đại úy Trịnh Thị Thu Hà... vẫn luôn giữ nụ cười thân thiện, niềm nở khi tiếp xúc và giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân.

“Duyên” với báo điện tử

(HBĐT) - Chính thức vào nghề báo tháng 3/2006 với tôi là cái duyên trong đời. Bởi đầu tiên, tôi không học trường báo chí, mà là cử nhân ngoại ngữ. Chính vì vậy, những ngày đầu, tôi khá bỡ ngỡ với nhiệm vụ phóng viên và được phân công về phòng Tuyên truyền Kinh tế. Được sự giúp đỡ của các anh, chị đồng nghiệp và bản thân ý thức phải tự nỗ lực học hỏi, rèn luyện, tôi dần quen với việc đi cơ sở, viết tin, bài.

Sức sống mới trên mảnh đất Phú Nghĩa anh hùng

(HBĐT) - Thăm quê hương Phú Nghĩa (Lạc Thủy) trong những ngày Tháng Tám lịch sử. Mỗi ngõ phố, khu dân cư rực rỡ hơn với sắc màu của cờ và băng rôn, khẩu hiệu.

Tàu Ô - Xóm Ruộng - “bức tường thép” trên đường 13

"Trong Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 trên chiến trường Đông Nam Bộ, Bộ Chỉ huy Miền sử dụng 3 sư đoàn bộ binh (Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9) và lực lượng vũ trang tỉnh Bình Phước tham gia chiến dịch. Sư đoàn 7 và lực lượng vũ trang tỉnh Bình Phước được giao nhiệm vụ chốt chặn Tàu Ô. Nhiệm vụ là tấn công, ngăn chặn địch trên đường 13 dài gần 20km (đoạn từ phía Nam Bình Long đến phía Bắc Chơn Thành), trọng điểm là khu vực Tàu Ô, không cho một tên địch, một chiếc xe tăng nào từ Chơn Thành lên và từ Bình Long xuống, để quân ta giải phóng Lộc Ninh và tiến công thị xã An Lộc...” - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh, nguyên Chính ủy Trung đoàn 141, Sư đoàn 7, nguyên Phó tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 kể về chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô của 50 năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục