(HBĐT) - Từng nắm lá thuốc chữa sốt rét, quả trứng gà cho đến bát cháo nấu vội được các bà mẹ Lào băng rừng, lội suối mang đến tận lều lán của bộ đội Việt Nam đóng quân giữa rừng. Rồi điệu múa lăm vông suốt đêm mừng chiến thắng… Những tình cảm, ký ức đẹp đó theo thời gian vẫn sống mãi trong tâm trí mỗi người lính Việt Nam về những năm tháng chiến đấu trên chiến trường Lào. Với tinh thần "giúp bạn chính là giúp mình”, hơn 3.000 thanh niên tỉnh Hòa Bình đã lên đường tham gia chiến đấu giúp nước bạn Lào hoặc làm cố vấn quân sự, chuyên gia về các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên nước bạn.


Cựu chiến binh Trịnh Đức Thắng, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh trân trọng lưu giữ những kỷ niệm về thời gian tham gia chiến đấu giúp nước bạn Lào.

Ngày 30/10/1949, các lực lượng quân sự Việt Nam chiến đấu và công tác giúp Lào chính thức mang tên Quân tình nguyện. Cũng từ đó, hình ảnh người chiến sỹ Quân tình nguyện Việt Nam đã trở thành biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần quốc tế trong sáng, giúp bạn vững bước trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và thời kỳ đầu xây dựng, phát triển đất nước.

Trong căn nhà nhỏ thuộc tổ 12, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình), ông Trịnh Đức Thắng, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh xúc động kể cho chúng tôi nghe về những tháng ngày tham gia chiến đấu tại nước bạn Lào. Ông chia sẻ: Bác Hồ đã dạy "giúp bạn chính là giúp mình”, chiến trường Lào như chiến trường Việt Nam, giải phóng được nước bạn Lào như giải phóng chính đất nước mình nên không quản ngại khó khăn, xa xôi, thanh niên Việt Nam đã hăng hái lên đường giúp bạn. Bản thân tôi đã trực tiếp tham gia chiến đấu tại nước bạn Lào từ năm 1965 -1972. Với nhiệm vụ tham gia mở đường phục vụ bộ binh hành quân chiến đấu, rà phá gỡ bom mìn và trực tiếp tham gia chiến đấu tại cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng, Luông Pha Băng… Chiến đấu tại nước bạn, chúng tôi đối diện với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, nhưng vì tinh thần quyết tâm chiến đấu và sự che chở của bà con đất nước Lào, mọi hiểm nguy, khó khăn chúng tôi đều đã vượt qua.

Các ông bố, bà mẹ Lào rất yêu thương, quý trọng Quân tình nguyệnViệt Nam và coi như những đứa conruột thịt của mình. Quân tình nguyệnViệt Nam khi sang chiến đấu giúp bạn luôn thể hiện tinh thần kính trọng người già, yêu quý trẻ em, đứng đắn với phụ nữ, khiêm tốn, giản dị, lễ phép, ham học hỏi. Tuy bất đồng ngôn ngữ và nhiều khi sự giao tiếp chỉ là cử chỉ, ra hiệu bằng tay nhưng không vì thế mà tạo nên khoảng cách giữa Quân tình nguyện Việt Nam và nhân dân Lào.

Ông Thắng xúc động kể lại: Một trong những điều đáng sợ nhất đối với Quân tình nguyện Việt Nam khi chiến đấu tại Lào là những cơn sốt rét. Nhiều khi hành quân giữa đường, có chiến sỹ bị sốt rét phải vào xin nghỉ tạm ở nhà dân, bà con đã nhường chăn, nhường đệm, nấu cháo bón từng thìa cho bộ đội. Nhiều bài thuốc dân gian chữa sốt rét của các ông bố, bà mẹ Lão đã cứu sống bộ đội Việt Nam. Mùa mưa rừng, khi lương thực tiếp viện chưa kịp chuyển đến, bà con Lào đã san sẻ từng bát gạo, củ sắn, lên rừng đào củ mài cho bộ đội Việt Nam để cầm cự qua ngày, có sức chiến đấu. Cùng vượt qua những khó khăn đó, tình cảm giữa bộ đội Việt Nam và nhân dân Lào càng vì thế thêm đoàn kết, gắn bó keo sơn.

Trong những năm tháng gian khó mà oai hùng đó, nhiều thanh niên Việt Nam đã ngã xuống trên đất bạn Lào vì sự độc lập, giải phóng của nước bạn. Máu các anh đã nhuộm thắm thêm tình đoàn kết, sắt son Việt - Lào. Trong những năm tháng hoạt động trên đất nước Lào và ở mọi lĩnh vực công tác, Quân tình nguyện Việt Nam luôn chủ động đề ra các giải pháp tích cực, phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ” giúp bạn trên mọi phương diện, không chỉ trong chiến đấu, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, mà còn thực sự trở thành đội quân công tác, làm công tác dân vận giỏi, cùng với quân đội và Nhân dân các bộ tộc Lào phát triển căn cứ địa cách mạng, gây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, phát triển chiến tranh nhân dân, từng bước giải phóng đất nước.

Dương Liễu


Các tin khác


Ngời sáng “Nụ cười chiến sỹ Quản lý hành chính”

(HBĐT) - Mặc những giọt mồ hôi ướt thẫm lưng áo, cả "núi” việc phải khẩn trương giải quyết, trên môi Trung tá Hà Thu Hiền, Trung tá Bùi Thị Như Quỳnh, Trung tá Vũ Thị Hồng Hà hay những cán bộ, chiến sỹ (CBCS) trẻ như Trung úy Lê Tuấn Anh, Trung uý Nguyễn Thị Kiều Hoa, Đại úy Trịnh Thị Thu Hà... vẫn luôn giữ nụ cười thân thiện, niềm nở khi tiếp xúc và giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân.

“Duyên” với báo điện tử

(HBĐT) - Chính thức vào nghề báo tháng 3/2006 với tôi là cái duyên trong đời. Bởi đầu tiên, tôi không học trường báo chí, mà là cử nhân ngoại ngữ. Chính vì vậy, những ngày đầu, tôi khá bỡ ngỡ với nhiệm vụ phóng viên và được phân công về phòng Tuyên truyền Kinh tế. Được sự giúp đỡ của các anh, chị đồng nghiệp và bản thân ý thức phải tự nỗ lực học hỏi, rèn luyện, tôi dần quen với việc đi cơ sở, viết tin, bài.

Sức sống mới trên mảnh đất Phú Nghĩa anh hùng

(HBĐT) - Thăm quê hương Phú Nghĩa (Lạc Thủy) trong những ngày Tháng Tám lịch sử. Mỗi ngõ phố, khu dân cư rực rỡ hơn với sắc màu của cờ và băng rôn, khẩu hiệu.

Tàu Ô - Xóm Ruộng - “bức tường thép” trên đường 13

"Trong Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 trên chiến trường Đông Nam Bộ, Bộ Chỉ huy Miền sử dụng 3 sư đoàn bộ binh (Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9) và lực lượng vũ trang tỉnh Bình Phước tham gia chiến dịch. Sư đoàn 7 và lực lượng vũ trang tỉnh Bình Phước được giao nhiệm vụ chốt chặn Tàu Ô. Nhiệm vụ là tấn công, ngăn chặn địch trên đường 13 dài gần 20km (đoạn từ phía Nam Bình Long đến phía Bắc Chơn Thành), trọng điểm là khu vực Tàu Ô, không cho một tên địch, một chiếc xe tăng nào từ Chơn Thành lên và từ Bình Long xuống, để quân ta giải phóng Lộc Ninh và tiến công thị xã An Lộc...” - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh, nguyên Chính ủy Trung đoàn 141, Sư đoàn 7, nguyên Phó tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 kể về chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô của 50 năm trước.

Đưa nhãn Sơn Thủy vươn xa

(HBĐT) - Những ngày tháng 8, có mặt tại vùng trồng nhãn Sơn Thủy, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) dễ dàng bắt gặp những nụ cười trên khuôn mặt người nông dân đang khẩn trương thu hái nhãn cho kịp chuyến hàng. Không khí nhộn nhịp, vui vẻ lan tỏa khắp xóm, thôn. Những nông dân thoăn thoắt bẻ nhãn như quên cả mệt nhọc, bởi năm nay nhãn được mùa, được giá. Đặc biệt, vượt qua những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật canh tác và an toàn thực phẩm (ATTP), 1 tấn nhãn Sơn Thủy tươi lần đầu tiên xuất khẩu thành công sang thị trường EU.

Chuyến đi đặc biệt đến với “Trường Sa trên biển Bắc”

(HBĐT) - Tính cho đến giờ tôi vẫn được xem là người may mắn khi là phóng viên "dân sự” đầu tiên và duy nhất của Báo Hòa Bình được đi thăm và tác nghiệp trên tuyến đảo tiền tiêu Đông Bắc của Tổ quốc. Tôi vẫn gọi đó là một chuyến đi đặc biệt...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục