(HBĐT) - Để ứng phó kịp thời trước diễn biến bất thường của thời tiết, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra. Ngay từ đầu năm 2023, huyện Kim Bôi đã chủ động triển khai các giải pháp tăng cường kiểm tra, tu sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi.





Công trình ngầm Bai Mai, xã Xuân Thuỷ (Kim Bôi) hoàn thành xong việc sửa chữa và đi vào hoạt động.


Xã Xuân Thủy (Kim Bôi) có 2 ngầm tràn là ngầm Bai Mai và ngầm Bai Vọ thường xuyên ngập sâu vào mùa mưa lũ. Vì vậy, hàng năm, trước khi mùa mưa bão đến, công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức tự giác, chủ động để bảo vệ bản thân và gia đình cho người dân địa phương được đẩy mạnh. Đồng chí Bùi Văn Tú, Chủ tịch UBND xã Xuân Thủy cho biết: Cùng với tích cực tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã chủ động xây dựng kế hoạch PCTT&TKCN, thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ”, chuẩn bị đầy đủ nhu yếu phẩm, vật tư, thiết bị cần thiết để sẵn sàng ứng phó với các loại hình thiên tai.
Huyện Kim Bôi hiện có 329 công trình thuỷ lợi, trong đó 284 công trình do huyện quản lý; 45 công trình do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi quản lý, bao gồm 76 hồ chứa nước, 217 bai dâng, 22 trạm bơm và 14 trạm thủy luân. Bên cạnh đó, toàn huyện có hệ thống kênh mương dài trên 425 km, đang từng bước được kiên cố hoá.

Trên địa bàn huyện Kim Bôi hiện có một số công trình thuỷ lợi, hồ đập bị xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ trong mùa mưa lũ. Để đảm bảo an toàn cho các công trình thủy lợi, nhất là các hồ, đập trong mùa mưa lũ, ngay từ đầu năm, huyện Kim Bôi đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng phối hợp với các địa phương đẩy mạnh kiểm tra, rà soát, đánh giá tính ổn định hoạt động của các công trình, nhất là các công trình đầu mối quan trọng để sửa chữa. Khắc phục kịp thời những hư hỏng, biểu hiện xuống cấp để đảm bảo an toàn các công trình hồ đập trước và trong mùa mưa lũ năm 2023. Đối với các công trình xuống cấp, không đảm bảo an toàn, chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành không tích nước và có phương án ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Trước diễn biến bất thường của thời tiết năm nay, huyện đã chỉ đạo các xã kiện toàn ban chỉ huy và đội xung kích PCTT, phân công nhiệm vụ cho các thành viên khi có tình huống xảy ra để chủ động có phương án ứng phó. Ngoài ra, huyện chỉ đạo các địa phương chuẩn bị phương án PCTT&TKCN theo phương châm "4 tại chỗ”; chuẩn bị vật liệu, rọ sắt, đá sỏi... để gia cố các chân hồ đập và những điểm có nguy cơ cao bị rò rỉ nước, sạt trượt mái khi có sự cố xảy ra. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức người dân trong việc chủ động triển khai kịp thời các biện pháp PCTT, chủ động phòng, tránh và ứng phó, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản. Phối hợp với các đơn vị quản lý hồ chứa nước trên địa bàn thực hiện tốt phương án PCTT, đảm bảo an toàn các công trình hồ, đập trước và trong mùa mưa lũ.

Đồng chí Đinh Tất Thắng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Thực hiện đảm bảo an toàn cho các công trình thuỷ lợi, hồ, đập, đến nay, trong toàn huyện đã kiên cố hóa được 252,2/425,23km kênh mương, đạt 59,3%. Cùng với chủ động chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư, thiết bị nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người trong mùa mưa bão, huyện cũng yêu cầu các xã, thị trấn chủ động cập nhật các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai, các công điện, văn bản chỉ đạo của cấp trên trong việc ứng phó với thiên tai qua hệ thống đài truyền thanh, điện thoại, mạng Intrernet, zalo, facebook... để cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và Nhân dân biết chủ động phòng, tránh. Đặc biệt là tập trung công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, không tự ý lên đồi, núi, đi qua các sông, suối, đến gần hồ, đập mỗi khi có mưa lớn.


Thu Hằng

Các tin khác


Huyện Tân Lạc - gian nan hành trình thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân nơi “cổng trời”

(HBĐT) - Chỉ nhác thấy bóng dáng người lạ, một bóng người lao vụt qua cửa, thoáng chốc đã mất dạng phía rừng xa... Nếu không được tận mắt chứng kiến, có lẽ chúng tôi cũng không thể tưởng tượng được những gian nan trên hành trình thu nhận hồ sơ làm căn cước công dân (CCCD) cho những người yếu thế, có bệnh tâm thần của lực lượng Công an ở nơi "cổng trời” của huyện Tân Lạc.

Gỡ nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp: Bài 2 - Nhận diện những nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp

(HBĐT) - Định hướng quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp là đúng đắn. Tuy nhiên, quá trình triển khai phát triển hạ tầng công nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Thực tế các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) được quy hoạch trên địa bàn tỉnh có những khó khăn đặc thù.  Cả tỉnh có 8 KCN được quy hoạch, trong quá trình triển khai đều gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng (GPMB), các thủ tục theo quy định. 

Gỡ nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp: Bài 1 - Hiệu quả thu hút đầu tư phát triển công nghiệp

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích đất các khu, cụm công nghiệp (CCN) chiếm 1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tương đương với 4.600 ha. Để thực hiện mục tiêu này, Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 1/11/2021 về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, cùng với Đề án số 02 về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Theo đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, huy động các nguồn lực phát triển hạ tầng công nghiệp, thu hút đầu tư, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.

Thành phố Hòa Bình vươn tầm đô thị loại II: Bài 1- Diện mạo mới đô thị trung tâm tỉnh

(HBĐT) - Đại hội Đảng bộ thành phố Hòa Bình (TPHB) lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thống nhất mục tiêu phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II trước năm 2025. Sau nửa nhiệm kỳ, diện mạo đô thị trung tâm tỉnh đã có những nét mới, khang trang, sáng đẹp, văn minh hơn.

Nâng cao chỉ số cải cách hành chính - hướng tới sự hài lòng của người dân và tổ chức: Bài 2- Tập trung giải pháp tiếp tục cải thiện chỉ số cải cách hành chính

(HBĐT) - Năm 2022, chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh tuy tăng 2 bậc so với năm 2021, tăng 30 bậc so với năm 2020, nhưng điểm số lại giảm do việc điều chỉnh các nội dung và thang điểm đánh giá của một số tiêu chí, tiêu chí thành phần. Với tinh thần thẳng thắn nhìn vào những tồn tại, hạn chế, Ban chỉ đạo (BCĐ) CCHC tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để duy trì và cải thiện chỉ số CCHC năm 2023 cũng như các năm tiếp theo. 

Nâng cao chỉ số cải cách hành chính - hướng tới sự hài lòng của người dân và tổ chức: Bài 1 - Chỉ số cải cách hành chính xếp ở vị trí cao nhất từ trước đến nay

(HBĐT) - Năm 2022, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC). Với sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác này đã có chuyển biến tích cực. Chỉ số CCHC (Par Index) của tỉnh tăng 2 bậc so với năm 2021. Với tinh thần đánh giá đúng kết quả đạt được, đi sâu những tồn tại, hạn chế, tỉnh đang tập trung các giải pháp duy trì, nâng cao chỉ số CCHC năm 2023 và các năm tiếp theo.  Đó là đánh giá của Ban chỉ đạo (BCĐ) CCHC tỉnh về kết quả chỉ số CCHC năm 2022. Nhìn tổng thể, từ năm 2016 - 2022, chỉ số CCHC của tỉnh luôn tăng về điểm số, trong 7 năm đã tăng 14,18%. Năm qua, tỉnh Hòa Bình được xếp ở vị trí cao nhất từ trước đến nay, đạt 86,30%, tăng 2 bậc so với năm 2021, tăng 30 bậc so với năm 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục