Những ngày tháng Tư, không khí hào hùng chào mừng Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước lan tỏa trên khắp mọi miền Tổ quốc. Hòa cùng cả nước, người dân thành phố Hòa Bình cũng thể hiện tình yêu nước bằng những hành động ý nghĩa và thiết thực. Trong những hành động ấy, dù nhỏ bé hay lớn lao đều chứa đựng niềm hân hoan của tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc và khát vọng hoà bình.
Người dân tuyến phố 22, tổ 6, phường Quỳnh Lâm, thành phố Hoà Bình chụp ảnh dưới lá cờ đỏ sao vàng.
Những ngày này, tuyến phố số 22, tổ 6, khu dân cư Bắc Trần Hưng Đạo, phường Quỳnh Lâm, thành phố Hoà Bình thật đông vui, nhộn nhịp. Nhiều bạn trẻ diện áo dài truyền thống, áo cờ đỏ sao vàng đã tìm đến đây chụp ảnh, ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Tuyến phố này có 14 hộ, ngày thường khá yên tĩnh nhưng mới đây như khoác lên một tấm áo mới với rợp màu cờ đỏ sao vàng khiến nhiều người vô cùng ấn tượng. Được biết, những người đã "biến" con phố giản dị trở nên khác lạ chính là 14 hộ dân đang sinh sống tại đây. Hướng về Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các hộ đã cùng góp công sức quét dọn vệ sinh và treo cờ đỏ sao vàng suốt chiều dài tuyến phố với mong ước "đi dưới cờ sao, cảm nhận vẻ đẹp của hoà bình".
Trong tà áo dài rực rỡ, cầm theo lá cờ đỏ sao vàng cùng chung vui với các bạn trẻ trên con phố ngợp sắc cờ, bà Ngô Thị Kim Chi, cựu chiến binh đã có gần 5 năm phục vụ tại chiến trường miền Nam vô cùng xúc động. Bà tâm sự: Đối với tôi - một người đã từng trải qua bom đạn chiến tranh, những ngày tháng Tư vô cùng ý nghĩa và xúc động. Ngày mà chúng tôi nhớ về những năm tháng hào hùng của dân tộc, về đồng đội, về những người đã ngã xuống để chúng tôi được sống tiếp như ngày hôm nay. Càng xúc động hơn khi sự hy sinh mất mát của thế hệ đi trước đã được các bạn trẻ hôm nay ghi nhớ, trân trọng. Bằng những việc làm tuy đơn giản, nhỏ bé như treo cờ Tổ quốc, mở những bài ca cách mạng, tôi tin rằng chúng ta đã trao truyền cho thế hệ mai sau lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
Là một trong những người khởi xướng và tích cực tham gia trang trí đường cờ tại tuyến phố 22, chị Hà Phương Thảo cho biết cảm thấy tự hào khi tuyến phố nơi mình sống được nhiều bạn trẻ biết và đã tìm đến đây để chụp ảnh. Mỗi buổi chiều sau khi tan làm, chị thích ngắm những em nhỏ vui đùa dưới bóng cờ. "Mong muốn được tri ân thế hệ đi trước, mong có thể dạy con biết yêu lá cờ Tổ quốc và biết quý trọng hoà bình", đó là tâm sự cũng là gửi gắm của chị Thảo và người dân trên tuyến phố số 22 khi trang trí đường cờ.
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều nhóm bạn trẻ đã mặc áo dài truyền thống, mang cờ đỏ sao vàng ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ.
Những ngày tháng Tư lịch sử này, khắp nơi ở thành phố Hòa Bình dễ dàng bắt gặp sắc đỏ rực rỡ của lá cờ Tổ quốc, cờ Đảng, cờ giải phóng tung bay; từ các quán cà phê, cửa hàng tạp hoá, đến xe đẩy... Nhiều quán cà phê không chỉ treo cờ, mà còn bắt kịp không khí kỷ niệm, chủ động thiết kế không gian và tạo ra các sản phẩm mang đậm dấu ấn dân tộc. Từ màu cờ đỏ sao vàng, bản đồ Việt Nam, các khẩu hiệu tuyên truyền, ấn phẩm báo cũ của những ngày giải phóng cho đến những biểu tượng văn hoá đặc trưng tạo nên điểm nhấn vừa truyền thống, vừa hiện đại. Chính vì vậy, ngoài các địa điểm di tích lịch sử, các quán cà phê cũng trở thành điểm check-in lý tưởng, chia sẻ khoản khắc tự hào của nhiều bạn trẻ, qua đó lan toả tình yêu quê hương. đất nước.
Anh Bùi Anh Tuấn, sinh năm 1975, chủ quán cà phê Phố Cổ trên đường Cù Chính Lan, phường Phương Lâm cho biết: Là người từng ở trong quân ngũ, tôi luôn trân trọng và dành nhiều thời gian để sưu tầm các kỷ vật chiến tranh. Tôi thực sự xúc động khi nhiều bạn trẻ lớn lên khi đất nước hoà bình nhưng đã biết trân quý những giá trị lớn lao mà cha ông để lại. Tôi nghĩ rằng, việc lưu lại những hình ảnh đẹp, những lá cờ đỏ sao vàng, những kỷ vật thời chiến là những hành động tuy nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn lao, là cách thế hệ trẻ gửi lời tri ân đến những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.
Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã trở thành những ký ức không thể nào quên trong tâm trí của những người dân đất Việt. 50 năm đã trôi qua, cùng với cả nước, người dân thành phố Hoà Bình cũng đã tìm những cách riêng để kết nối lịch sử, viết tiếp truyền thống. Những hành động tuy nhỏ mà đầy ý nghĩa đã truyền năng lượng đến thế hệ trẻ hôm nay, nuôi dưỡng và hun đúc tình yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam.
P.L
Chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm cấp quốc gia chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những ngày tháng 4/2025, hàng chục máy bay chiến đấu hiện đại bay tập luyện chuẩn bị trình diễn, tiếng động cơ tiêm kích rền vang bầu trời phương Nam.
Để cắt đứt huyết mạch chi viện từ Bắc vào Nam, quân đội Mỹ điên cuồng oanh tạc, rải chất độc hóa học xuống Trường Sơn. Chúng cũng muốn Hà Nội "trở về thời kỳ đồ đá".
Ròng rã những năm kháng chiến cho khát vọng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và thống nhất, trên khắp quê hương đâu đâu cũng là những hố bom, mảnh đạn.
Giữa núi rừng Việt Bắc, nơi từng là cái nôi của cách mạng, có một mái trường đặc biệt mà tên tuổi đã đi vào lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam như một mốc son lịch sử - Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đây không chỉ là nơi đào tạo lớp phóng viên đầu tiên của nền báo chí cách mạng, mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, của khát vọng truyền thông vì dân tộc, vì Tổ quốc.
Xung phong đi bộ đội khi còn rất trẻ, lúc vừa tròn 18 tuổi. Vào chiến trường, ông tham gia chiến đấu ở chiến trường B5 - Bình Trị Thiên khói lửa và là một trong những người lính cuối cùng rút khỏi thành cổ Quảng Trị sau 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt... Người mà tôi muốn nói ở đây là cựu chiến binh Vũ Duy Tôn, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh. Trở về sau cuộc chiến, dù trên cương vị công tác nào hay trong cuộc sống đời thường, ông vẫn luôn thắp sáng ngọn lửa truyền thống, khí tiết của một người lính từng chiến đấu và trở về từ tuyến lửa...
Hơn 1.000 dịch vụ công (DVC) trực tuyến toàn trình đã được tỉnh Hòa Bình tích hợp thành công trên Cổng DVC quốc gia. Nhưng con số ấy chỉ là phần nổi. Điều ẩn sâu, âm thầm mà bền bỉ là một tiến trình tái thiết thể chế hành chính từ gốc, bằng công nghệ, bằng con người và bằng chính sự thay đổi trong hành xử công quyền. Không còn rào cản thủ tục. Không còn "ngại” gặp cán bộ. Không còn những buổi đi lại mòn dép chỉ vì thiếu một dấu, một giấy. Khi nền hành chính trở nên thân thiện, minh bạch và hiệu quả, nó không chỉ tạo ra sự thuận tiện cho người dân, mà còn trở thành nền tảng đáng tin cậy để thu hút đầu tư, mời gọi phát triển. Hòa Bình đã không chọn cách "vẽ đường” cho nhà đầu tư bằng lời nói. Tỉnh chọn cách "dọn đường" bằng cải cách.