Nét đẹp văn hóa dân tộc Mường bên ngôi nhà sàn truyền thống
Bài II: Lưu giữ giá trị thực của mỗi nếp nhà!
(HBĐT) - Ngôi nhà sàn vừa thoáng mát, sạch sẽ, lại gần gũi với thiên nhiên; là sản phẩm văn hóa đặc trưng; là nơi lưu giữ giá trị truyền thống, giá trị cộng đồng, nuôi dưỡng trưởng thành của mỗi con người, của mỗi gia đình, dòng họ, dân tộc…. Đó là những giá trị to lớn mà mỗi người dân Hòa Bình cần chân trọng, lưu giữ.
Bài I: Nhà sàn - Sản phẩm văn hoá và thực tế “giã bản”
Những nỗi sót xa mất nhà!
Ông Bùi Văn Cương ở xã Kim Truy, huyện Kim Bôi ngồi thừ người trước cửa ngôi nhà xây giang giở mà nuối tiếc về ngôi nhà sàn cổ của các cụ ngày xưa để lại… Ngôi nhà sàn ấy ông đã bán cách đây 6 năm để mong làm được một ngôi nhà xây khang trang, “tân thời” hơn. Nhưng với số tiên 60 triệu bán nhà, ông chỉ mua được một chiếc xe máy "Tàu" và dựng được cái khung nhà gạch sơ sài, tạm bợ. Nhìn ngôi nhà mới còn bao bề bộn, chật chội, nhếch nhác và nóng nực, ông càng nối tiếc hơn về ngôi nhà sàn nhiều hơn tuổi của ông ngày xưa; ngôi nhà từng chứng kiến bao sự đổi thay, vui buồn của gia đình… Đặc biệt, ngôi nhà sàn ấy mỗi lần nhà có việc là quần tụ đủ con cháu, với hàng chục mâm cỗ có thể bầy trên nhà và mọi người ngồi ăn uống vui vẻ…
Gia đình ông Cương hay nhiều gia đình khác đã vỡ mộng mua xe đẹp, nhà mới từ việc bán nhà sàn. Nhiều gia đình còn không có sự chuẩn bị trước kỹ lưỡng, bán nhà xong là ăn tiêu, trả nợ loanh quanh hết sạch tiền. Vậy là họ đành phải chặt soan, tre, bương trong vườn nhà dựng lại ngôi nhà tranh ở tạm. Có gia đình thì bán nhà xong cũng xây được nhà xây đấy nhưng ở nhà xây cấp bốn mà chưa có nội thất đầy đủ, không có những vật dụng tiện nghi, nhà cửa không gọn gàng, ngăn nắp thì lại càng nhếch nhác và kém xa cuộc sống ở nhà sàn.
Việc bán nhà còn gây cho nhiều gia đình tranh cãi nhau. Có gia đình bố kiên quyết bán, vợ con kiên quyết giữ đã sảy ra xô sát, đánh chửi nhau. Như gia đình ông S ở Toàn Sơn ( Đà Bắc), 2 cô con gái lớn thấy bố dẫn khách về xem nhà và đồng ý bán với giá 60 triệu đồng. Hai cô đã ra sức ngăn bố và bảo phải chờ mẹ về mới bàn, nhưng bố vẫn kiên quyết bán. Không còn cách nào khác, 2 cô vác dao ra dọa chém bố nếu bố bán nhà…
Điều đáng nói và xót xã hơn hết là việc bán nhà sàn của nhiều người dân đã vô tình “tiếp tay” cho những kẻ buôn gỗ, phá rừng lợi dụng việc vận chuyển nhà sàn để vận chuyển gỗ quý. Theo như cách của nhiều “cò” nhà sàn mách cho chúng tôi thì việc vận chuyển thêm vài khối gỗ về đóng phản, tủ, giường là đơn giản. Chỉ cần trong quá trình xin cấp phép bán nhà và bản kiểm kê cột, kèo, sàn, vách có nói đến đôi chỗ mối, mọt, hỏng hóc cần thay thế là có thể kê thêm “ gỗ hợp pháp” để vận chuyển thêm…
Đó là chưa kể đến việc “phường săn” nhà sàn đa số đều là đầu nậu gỗ lậu. Giờ đây, khi gỗ ở rừng đã khan hiếm và việc buôn bán, vận chuyển lại khó khăn hơn thì họ lại chuyển sang “ Săn nhà sàn”. Ông Q, chủ một cơ chế biến gỗ ở Tân Pheo nói: vận chuyển, chế biến gỗ từ nhà sàn không có luật nào bắt giữ. Cột, kèo nhà tốt toàn lim, táu mà tái chế lại làm cửa, tủ, tay vịn, cầu thang kiếm ối tiền…
Vậy là những ngôi nhà sàn đẹp, tốt cứ lần lượt nối đuôi nhau về phố để trang trí thêm cho thú chơi sang của nhiều ông chủ lắm tiền. Còn lại những bản làng xác sơ, lạc lõng và một cuộc sống cằn cỗi, nghèo nàn…
Cần bảo tồn nhà sàn trong chính ý thức của mỗi người dân
Ông Bùi Tú Cao, Trưởng phòng quản lý văn hóa, Sở VH-TT&DL cho biết: thực trạng buôn bán nhà sàn diễn ra ở tỉnh ta nhiều năm nay đã làm cho nhiều bản làng của các dân tộc Mường, Thái, Tày mất đi sự phong phú của văn hóa Hòa Bình. Sản phẩm văn hóa vật thể nhà sàn hay công, chiêng đều là những sản phẩm văn hóa cần sớm được lưu giữ, bảo tồn một cách nghiêm túc. Đề án về bảo tồn cồng, chiêng Hòa Bình đã được triển khai thực hiện và sắp tới, Đề án về bảo tồn nhà sàn cũng sẽ được lên kế hoạch thực hiên. Tuy nhiên theo ông Cao, để thực hiện được đề án này sẽ gặp rất nhiều khó khăn từ việc kiểm kê lại số lượng nhà sàn, kiểu dáng kiến trúc, nêu vấn đề và giải pháp thực hiện; sự đồng thuận và vào cuộc của các cấp các ngành; xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật hợp lý….
Quả thực là nếu ta chờ vào Đề án bảo tồn nhà sàn được thực thi thì số lượng nhà sàn mất như hiện nay thì trong nhiều năm nữa cũng khó để khôi phục lại được những làng, bản với những nếp nhà sàn đặc trưng của người Hòa Bình. (Trong khi Đề án còn chưa có nội dung cụ thể, chưa có một tổ chức nào đứng ra nhận thực hiện). Trao đổi với ông Cao thêm về vấn đề nay, ông cho biết: ở góc độ quản lý của ngành thì chỉ những ngôi nhà sàn trên 50 năm tuổi mới thuộc sự bảo tồn của ngành. Đây cũng là vấn đề khó cho việc xây dựng Đề án bảo tồn nhà sàn. Tuy nhiên hiện nay, ngành VH,TT&DL cũng đã can thiệp ở góc độ đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân nâng cao ý thức lưu giữ những nếp nhà; phát triển du lịch văn hóa để người dân thấy được giá trị thực của nếp nhà và tự hào với sản phẩm văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Ngoài ra, ngành cũng đã xây dựng nhiều mô hình Nhà văn hóa bằng nhà sàn ( Có thể là nhà sàn truyền thống hay nhà sàn cách tân nhưng đều giữ được kiến trúc và sự ưu việt của ngôi nhà sàn)….
Để thực hiện được công tác lưu giữ những nếp nhà sàn và hạn chế được việc buôn bán nhà sàn tràn lan như hiện nay, chính quyền các địa phương cần nỗ lực hết mình trong cuộc vận động bà con không được rao bán nhà sàn; lãnh đạo các khu dân cư, làng, xã cần làm gương thực hiện trước; cần tuyên dương những tấm gương, những làng bản quyết tâm lưu giữ, hay có tâm huyết với công tác tuyên truyền, bảo tồn; cần có nhiều chính sách phát triển kinh tế, nâng cao đời sống bà con để bà con bớt đi khó khăn, bớt đi lý do bán nhà sàn…
Hồng Duyên
(HBĐT) - Một ngày đầu tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp đến thăm Khu di tích lịch sử cách mạng Thạch Yên - Cao Phong. Bên ấm trà xanh vừa mới hái trong vườn mời khách, ông Bùi Văn Hiện, người trông coi Khu di tích kể cho chúng tôi nghe về khu căn cứ cách mạng và những đổi thay trên quê hương ông.
(HBĐT) - Hơn 4 năm chiến đấu tại mặt trận miền Tây Nam Bộ, 3 lần bị thương vào chân, cột sống, đầu với thương tật 65%, nhưng thương binh Nguyễn Văn Tún ở xóm Dụ, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) đã vươn lên làm giàu chính đáng đạt thu nhập 110 triệu đồng/năm. “Có được thành quả đó là do lúc nào tôi cũng thấm nhuần lời căn dặn của Bác Hồ - thương binh tàn nhưng không phế.” – ông Tún tâm sự.
(HBĐT) - Không rõ tại sao người Pháp lại dùng cụm từ sông Đen để chỉ sông Đà. Nhưng đó cũng không phải là điều quan trọng. Bởi có gọi như thế nào thì sông Đà vẫn là một dòng sông kỳ vĩ, mạnh mẽ và tràn đầy sinh lực như một dũng sỹ giữa núi rừng miền Tây Bắc hoang sơ và bí ẩn.
(HBĐT) - Qua cuộc trao đổi học tập kinh nghiệm hoạt động của BCH Hội Nhà Báo tỉnh ta với Hội Nhà Báo Hải Phòng mà chúng tôi được hiểu thêm về một địa danh mà tiếng tăm đã vượt qua biên giới quốc gia: Cảng quân sự bí mật K15- nơi xuất phát của những con “Tàu không số” thời chống Mỹ.
(HBĐT) - Thị trấn Cao Phong chỉ nhỏ hẹp qua vài khúc cua trên quốc lộ 6. Nhưng có thời điểm, số người nghiện ở đây lên đến 25 người. “Người nghiện gia tăng đột biến đã làm cho tình hình ANTT, TTATXH của địa phương trở nên phức tạp...”, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng BCĐ phòng chống TNXH thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong Dương Đức Định cho biết.
(HBĐT) - “Dòng chảy đen” rồi “cơn lốc trắng” quét qua những vùng quê nghèo lam lũ ở huyện Lạc Sơn đã để lại sau nó nỗi đau tột cùng cho nhiều gia đình nông thôn. Giờ đây, những người một thời lầm đường lạc lối đang tìm lại cuộc sống mới của mình trong tình yêu thương của gia đình và cộng đồng.