Em Đinh Thị Nhung (thứ 2 từ phải sang) nhận giấy khen tại cuộc thi

Em Đinh Thị Nhung (thứ 2 từ phải sang) nhận giấy khen tại cuộc thi "Rung chuông vàng” do Đoàn TN trường THPT Kỳ Sơn tổ chức.

(HBĐT) - Cầm tờ giấy báo trúng tuyển ĐH, Nhung mừng nhưng em lại khóc thật nhiều, cô Thu, bác của em rồi ngay cả Ngọc, chị họ của em cũng đều khóc, bởi ai cũng cay đắng nhận ra, Nhung đỗ ĐH đấy nhưng biết lấy tiền ở đâu để cho Nhung theo học bây giờ?

 

Lá rách ít đùm lá rách nhiều.

 

Khi tôi đến nhà bác ruột của Đinh Thị Nhung (Đồng Giang – Dân Hoà - Kỳ Sơn), em đã đi bán hàng thuê ở ngoài Xuân Mai (Hà Nội). Trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ, ngồi tiếp chuyện với tôi chỉ có bác ruột của em là cô Bùi Thị Thu, năm nay đã gần 60 tuổi và em Bùi Thị Ngọc, chị họ của Nhung. Tôi hỏi Ngọc: “ Nhung đến ở với gia đình mình lâu chưa?” Ngọc không nhớ rõ lắm rồi em bảo đi tìm giấy khen của Nhung là biết vì từ dạo chuyển đến đây ở, đều đều năm nào Nhung cũng mang về một tờ giấy khen. Nhìn vào góc học tập đã dán kín các tờ giấy khen, Ngọc kết luận: “ Nhung đến ở nhà cháu từ năm học lớp 2”.

 

Trước đó, Nhung cũng có một gia đình gồm bố mẹ và anh trai ở xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) nhưng bố em vốn là một người hay rượu chè, mỗi lần rượu say ông lại về đánh đập vợ, con. Những trận đòn từ người chồng vũ phu buộc mẹ Nhung phải làm đơn ra toà. Từ ngày bố mẹ bỏ nhau, ba mẹ con Nhung rời Phúc Tiến lang thang khắp nơi. Người mẹ sau quá nhiều những trận đòn roi của chồng giờ trở nên ngớ ngẩn, thần kinh nhiều lúc không được ổn định nên đã không thể nuôi nổi hai con của mình. Vậy là Nhung đành xa mẹ về ở với bác ruột. Hoàn cảnh của bác cũng chẳng khấm khá gì hơn, “ nhà chỉ có ít ruộng nên những lúc nông nhàn, hai vợ chồng chỉ biết đi làm thuê để nuôi con, nuôi cháu”, cô Thu tâm sự. Nhưng sự đời chẳng đơn giản như thế, khi cả Ngọc và Nhung đang tuổi ăn, tuổi lớn, cô Thu mắc vào ốm đau bệnh tật, không thể đi làm thuê để kiếm tiền như trước, vậy là mọi gánh nặng đổ hết lên đôi vai của người đàn ông trụ cột duy nhất trong gia đình.  Hàng tháng với chiếc xe máy tàng, ông đi khắp nơi để tìm việc làm thêm nuôi gia đình. Nhưng hiện nay, ông cũng đã bước qua tuổi 60, sức khoẻ yếu cộng với bệnh nặng tai, ông không còn dễ dàng kiếm việc như trước. Khó khăn càng chồng chất hơn khi năm 2010, Ngọc chính thức thi đỗ và đi học chuyên ngành mầm non thuộc ĐH Sư phạm Tây Bắc. Hoàn cảnh khó khăn vậy nhưng khi gia đình Ngọc làm đơn xin vay vốn sinh viên để đi học, em không được cán bộ vay vốn ở xóm giải quyết. Hàng tháng, bằng mọi cách, bố mẹ Ngọc cũng phải tiết kiệm một khoản tiền để Ngọc theo học nốt những năm cuối. Cũng chính vì những lý do đó nên dù thương cháu nhưng hai bác của Nhung cũng không biết xoay cách gì để em có thể tiếp tục theo đuổi ước mơ.

 

Ước mơ của cô học trò nghèo

 

Hoàn cảnh khó khăn như một động lực càng giúp Nhung phấn đấu học tập. Trong suốt những năm học phổ thông, Nhung đều là học sinh khá, giỏi của trường. Cảm động trước hoàn cảnh và nghị lực vươn lên của cô học trò nhỏ, hầu hết những thầy, cô giáo ở trường đều giúp đỡ em. Những khi gia đình khó khăn, không có tiền nộp học, cô giáo chủ nhiệm lại ứng ra nộp trước rồi mới thu lại sau, cũng có nhiều lúc cô không thu lại mà hỗ trợ cho em đến trường.

 

Cũng như bao cô, cậu học trò khác ở năm cuối cấp, Nhung mơ ước đến cổng trưởng đại học nên dù biết có thi đỗ cũng khó có khả năng theo học nhưng Nhung vẫn quyết tâm làm hồ sơ thi vào ĐH Lâm nghiệp để thử khả năng của mình. Ngay khi tốt nghiệp THPT với số điểm cao nhất trường, Nhung xếp lại mọi sách vở, xin đi làm thuê, đến ngày thi ĐH, em về thi xong lại tiếp tục đi làm ở Hà Nội. Không được ôn luyện gì nhưng em đã thi đỗ vào khoa Quản lý đất đai (ĐH Lâm nghiệp). Cầm tờ giấy báo trúng tuyển ĐH, Nhung mừng nhưng em lại khóc thật nhiều, cô Thu, bác của em rồi ngay cả Ngọc, chị họ của em cũng đều khóc, bởi ai cũng cay đắng nhận ra, Nhung đỗ ĐH đấy nhưng biết lấy tiền ở đâu để cho Nhung theo học bây giờ? Biết có chương trình vay vốn tín dụng HSSV, Nhung nhờ bác đứng ra bảo lãnh để vay nhưng cán bộ vay vốn ở xóm lại một lần nữa từ chối với lý do “nếu Nhung đã nhập khẩu vào nhà bác rồi thì không được vay”. Chỉ còn ít  ngày nữa là Nhung đã phải lên trường làm thủ tục nhập học nhưng cho đến bây giờ, mọi khoản tiền để đóng góp đầu năm em chưa biết nhìn vào đâu, em nói, nếu không vay được tiền, cổng trưởng ĐH là một mơ ước quá xa vời với em.

 

Dẫu biết rằng, giảng đường ĐH không phải con đường duy nhất để vào đời nhưng với một cô bé có hoàn cảnh như Nhung, nếu không có cơ hội để học tiếp, có lẽ em sẽ chỉ còn một con đường là tiếp tục cuộc đời làm thuê không bằng cấp, không ngành nghề đào tạo.

 

                                                                                  

                                                                    Phương Linh

 

 

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục