Hình ảnh một thanh niên lê lết “khất thực” đã quá quen thuộc
 trên đại lộ Thịnh Lang (TPHB).

Hình ảnh một thanh niên lê lết “khất thực” đã quá quen thuộc trên đại lộ Thịnh Lang (TPHB).

(HBĐT) - Nổi lên như một hiện tượng xã hội trong khoảng ít năm lại đây, đáng chú ý lại có xu hướng gia tăng trong năm nay, “nạn” ăn xin, ăn mày biến tướng diễn ra chủ yếu trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Nhiều người dân từ chỗ chia sẻ, cảm thương đã phải bức xúc đối tượng này.

 

Muôn kiểu ăn xin, ăn mày

 

Có thời điểm, hình ảnh những người đàn ông, đàn bà trong bộ quần áo nâu sòng giả danh là người nhà chùa đến gõ cửa từng hộ gia đình xin tiền nhiều đến nỗi trở nên nhàm mắt. Cùng với đó, các hình thức khất thực khác cũng xuất hiện với tình hình phức tạp không kém như mời mọc mua tăm nhân đạo nhưng thực chất là để xin tiền; giả danh là thương binh, người tàn tật, người cơ nhỡ, lưu lạc nhằm phỉnh phờ những người có lòng hảo tâm; có trường hợp là người lành nhưng lợi dụng trẻ em, người tàn tật để xin ăn...

 

Các cơ quan, đơn vị, chợ, điểm buôn bán, kinh doanh và nhà ở KDC là nơi các đối tượng thường xuyên vãng lai, có không ít đối tượng trở nên quen mặt. Chị Nguyễn Thị Liên ở tổ 5, phường Tân Thịnh (TPHB) bức xúc: Nhà ở gần mặt đường, hiện tượng trên đã thấy nhiều nên nhà lúc nào cũng phải khóa cửa. Có dạo, một ngày đến 4-5 người gõ cửa xin tiền, lý do cũng rất đa dạng, nào là bị lũ lụt nên lưu lạc, lang thang trên đây để xin ăn qua ngày, nào là con đang mắc bệnh muốn xin tiền về chữa bệnh, rồi người nhà chùa, người của cơ sở nhân đạo trẻ em bằng mọi cách chèo kéo mua hương, mua tăm, bút bi với giá gấp 5, gấp 10 giá thị trường... Để tránh, chỉ còn cách đóng cửa từ sáng đến tối.

 

Gần đây, nhiều thực khách đến các quán ăn sáng, quán cà phê phàn nàn vì bị đội quân hát rong, ăn mày, ăn xin làm phiền quá nhiều. Anh Phạm Văn Tuấn,  khách hay lui tới ăn sáng tại quán bún bò Huế trên đường Hoàng Diệu, phường Phương Lâm (TPHB) ngao ngán: Chưa kịp yên vị đã thấy người chìa mũ, ngửa nón đến từng bàn ăn để xin tiền. Thôi thì cũng nên cho nếu đó chỉ là thỉnh thoảng hoặc mới gặp. Đằng này, sang ngồi ở quán cà phê đối diện, đối tượng này lại tiếp tục đến xin như chưa từng xin vậy. Ngày nào cũng như ngày nào, một số đối tượng coi quán ăn, nhà hàng, điểm bán cà phê, nước giải khát là địa bàn kiếm ăn theo cách ăn xin thực khách. Nghĩ đến vậy, trong anh hiện lên hình ảnh xấu và tự dưng cảm thấy lòng tốt bị lợi dụng.

 

Vì hoàn cảnh hay che đậy bản chất lười lao động?

 

Hiện nay, ở một số chợ của thành phố Hòa Bình như Thái Bình, Nghĩa Phương, Tân Hòa, Hữu Nghị thường xuyên xuất hiện đội quân hát rong, tàn phế thấy khách chợ là sấn tới ăn xin. Người lành dùng xe đẩy người tàn tật, trẻ em cho ăn mặc rách rưới đến chợ ăn xin cũng là hình ảnh quen thuộc. Có trường hợp là người lành nhưng giả làm thương binh chống nạng lang thang ăn xin ở chợ Phương Lâm, Nghĩa Phương và các quán ăn, quán giải khát xung quanh khu vực. Đối tượng này hễ thấy khách dừng xe là sấn đến ngửa mũ cối ra xin tiền. Nhiều người tỏ ra khó chịu do đã bị xin nhiều lần nhưng không dễ được buông tha bởi trường hợp này sẵn sàng chây ỳ, chèo kéo xin kỳ được mới thôi trước khi bỏ đi xin chỗ khác.

 

Lợi dụng lòng trắc ẩn của con người, đã có không ít đối tượng ăn xin, ăn mày trên địa bàn coi đó là một nghề để dựa dẫm trong khi có khả năng lao động -  đồng chí Đặng Xuân Tửu, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐ-TB & XH) xác nhận. Ông cũng từng chứng kiến có đối tượng đến tận cơ quan trình bày mất giấy tờ, có dấu xác nhận của địa phương (?) để xin tiền lộ phí về quê. Khi xin được rồi, đối tượng này lại lân la đến các cơ quan khác để xin tiền tiếp. Nhiều người trông dáng vẻ khỏe mạnh lợi dụng trẻ em, người yếu thế làm “cần câu cơm”, đi khắp nơi hành nghề, trông chờ người khác rủ lòng thương.  

 

Theo cơ quan chức năng, những đối tượng thuộc dạng lang thang, cơ nhỡ, ăn xin đang hoạt động trên địa bàn tỉnh hầu hết đến từ các tỉnh lân cận. Trong khi đó, triển khai Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn đều được trợ giúp, trợ cấp. Nếu quả thực xác minh, tìm hiểu đối tượng khó khăn về nhà ở, sinh hoạt, các Trung tâm Bảo trợ xã hội chính là nơi trợ giúp kịp thời trong thời gian không quá 1 tháng.

 

Đồng chí Đặng Xuân Tửu, Trưởng phòng bảo trợ xã hội (Sở LĐ-TB&XH) lo ngại, hiện tượng ăn xin biến tướng, giả mạo không chỉ không đẹp mà ảnh hưởng cả đến chính sách nhân đạo của chính quyền địa phương. Đã đến lúc, các ban, ngành chức năng, tổ chức, đoàn thể có hướng phối hợp, chính quyền địa phương có thái độ cương quyết, phối hợp với cơ quan pháp quyền, dân phòng, các đoàn thể có động thái xác minh, tìm hiểu địa chỉ, quê quán đối tượng đang hành nghề trên địa bàn để có biện pháp xử lý. Có như vậy mới hạn chế hiện tượng ăn mày, ăn xin biến tướng,  phát sinh.

 

 

                                                                             Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục