Trên địa bàn TPHB xuất hiện ngày càng nhiều các phòng khám tư, mà các bác sỹ chỉ khám chữa bệnh ngoài giờ.

Trên địa bàn TPHB xuất hiện ngày càng nhiều các phòng khám tư, mà các bác sỹ chỉ khám chữa bệnh ngoài giờ.

(HBĐT) - Đồng lương không đủ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, nhiều CBCC đã phải vươn ra với nghề “tay trái”. Điều này pháp luật không cấm, gia đình và xã hội thậm chí còn khuyến khích. Tuy nhiên, nhìn sâu vấn đề mới thấy lo cho chất lượng công vụ.

 

Ngồi trong phòng họp có máy lạnh nhưng nghe lời phát biểu khai mạc của đồng chí lãnh đạo ngành chừng 15 phút rồi tiếp tục nghe đọc báo cáo dài 17 trang, khi tiếng chuông báo giờ giải lao, ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm. Giới mày râu nhanh chân ra khỏi phòng cho thoáng để còn tiện châm điếu thuốc, mấy chị phụ nữ lấn bấn với việc hỏi han. Cô bạn đồng nghiệp của tôi từ đầu giờ vẫn cặm cụi cắm mắt vào laptop cũng choàng dậy vươn vai, nở nụ cười tươi rói chào mấy chị đã quen mặt rồi rủ rê: Các chị sang đây lướt web xem thời trang, mỹ phẩm cho đỡ… buồn.

Góc bàn mà cô bạn tôi ngồi trở nên rôm rả.

           - Mẫu này được đấy, giá cũng vừa phải, đặt mua hộ chị…!

20 phút giải lao, mấy chị cỡ trưởng, phó ngành đã quyết cái rụp, mua được mấy chiếc túi xách, ví, kính mắt thời trang. Nhấp chuột để ghi lại mã sản phẩm, cô bạn gập máy rảo bước đến phía cuối hành lang: a lô, gửi hàng cho tôi theo bản đăng ký, nhanh nhé! rồi quay lại hứa hẹn:

- Mai em đem hàng đến cho chị!

Vừa lúc đó tiếng chuông báo hiệu giờ giải lao kết thúc, mọi người ai vào chỗ ấy im phăng phắc để chuẩn bị cho phần thảo luận. Riêng cô bạn đến giờ mới có thời gian dành cho tôi và tập trung vào chương trình, nội dung cuộc họp. Thấy tôi tò mò về nghề “tay trái” mà bạn vừa thao tác, cô bạn hồn nhiên: - Cho vui ấy mà. Ở đất Hoà Bình mình kinh doanh qua mạng kém lắm. Đấy là hôm nay gặp may đấy! ở Hà Nội, tụi bạn tôi bán mỗi tháng doanh thu đến cả trăm triệu đồng, còn tôi tháng hai ba chục triệu đã là quá hên rồi. Vậy thôi, nhưng làm thêm được cũng vui. Hơn nữa mỗi tháng cũng có thêm vài triệu bạc để đóng tiền ăn, tiền học cho con chứ chờ vào đồng lương viên chức của vợ chồng tôi thì…

 

Cũng là dân công chức, tôi hiểu chữ “thì” bỏ dở của cô bạn, rồi săm soi trong đầu, kiểm đếm xem có bao nhiêu công chức, viên chức mà mình quen biết đã và đang “chân ngoài dài hơn chân trong” phát huy nghề tay trái. Trong trí nhớ của tôi hiện ra không chỉ một vài mà có đến vài chục người mà tôi từng quen biết, họ là cán bộ, công chức, viên chức công tác ở các cơ quan của tỉnh, huyện và cấp xã. Người mở cửa hàng kinh doanh, người trưng biển sửa chữa điện tử, điện lạnh, trang trí nội thất, vẽ biển quảng cáo, mở studio quay phim, chụp ảnh, cho thuê váy cưới, người lại tâm huyết với nghề nông, vay mượn, chắt chiu lưng vốn dồn về quê để làm trang trại…

 

Không khó lý giải hiện trạng này khi mà đồng lương công chức chỉ đủ chi phí cho mức sống tối tiểu của một gia đình. Hãy làm một phép tính thử: một viên chức có 10 năm công tác, theo lộ trình tăng lương với bậc đại học thì lương đang ở bậc 4. Với mức lương tối thiểu 1.150 ngàn đồng (từ 1/7/2013) viên chức này đang được lĩnh khoảng trên 3 triệu đồng/tháng. Các khoản thu nhập khác không phải cơ quan nào cũng có. Trong khi qua 10 năm công tác viên chức này đã ở vào tuổi ngoài 30 và thông thường đều đã có gia đình riêng và có con bước vào độ tuổi đi học. Nếu 2 vợ chồng có cùng mức lương, thu nhập của gia đình mới chỉ ở mức trên dưới 7 triệu đồng. Nếu sống trên địa bàn thành phố, số tiền này sẽ phải được chi tiêu một cách dè sẻn mới có thể đáp ứng được nhu cầu lao động, học tập và những sinh hoạt tối thiểu của các thành viên trong gia đình.  Thu nhập ở mức trung bình, rõ ràng, mỗi gia đình cán bộ, công chức đều phải vận dụng câu nói xưa nhưng chưa cũ đó là “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” trong việc chi tiêu. Ít có những buổi tiệc tùng giao lưu cùng bè bạn, hay tổ chức cuốc du lịch cuối tuần mà đơn thuần là để xả stress và đặc biệt không dám lui tới những cửa hàng chuyên bán “đồ hiệu”.

 

Vậy, muốn có cuộc sống vật chất dư dả, chỉ có cách vươn tay trái để ôm lấy một thứ nghề hay bất cứ một việc làm nào đó bên ngoài có thể kiếm tiền. Từ đây đã thấy có một lỗ hổng trong chất lượng công vụ. Theo quy định, mỗi công chức làm việc 8 tiếng/ngày, nếu công chức, viên chức tập trung cho công việc trong 8 tiếng đó cũng đã “oải” rồi. Vậy mà trong khi làm việc họ còn phải lo tuần này nên lấy hàng gì cho phù hợp, bán chạy, tìm đầu ra cho đàn lợn đã đến thời điểm “xuất chuồng”, làm mấy cuốn Album  ảnh cưới sao cho khách hàng ưng ý nhất… để làm tốt những phần việc “tay trái” đó có lẽ không mấy ai trong số những công chức, viên chức ấy chưa một lần “ăn cắp” thời gian mà đáng lẽ phải dành cho công việc chính mà  họ đang được cơ quan, đơn vị trả lương để thực hiện. Cũng phải nói rằng, khi đã bươn trải với nghề “tay trái” những CCVC này đã được biết đến là người năng động, sáng tạo. Tuy nhiên, sức người có hạn, nếu trong khoảng thời gian, điều kiện đó mà phải tập trung cho nhiều công việc ắt hẳn, chất lượng của những công việc đó sẽ không được đảm bảo và ta gọi đó là  “chảy máu chất xám” ở các cơ quan hành chính Nhà nước. Tuy không phải là tất cả nhưng ít nhiều công chức “chân ngoài dài hơn chân trong” này đã được đếm trong đội hình 30% công chức làm việc theo kiểu “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” không có cũng được mà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc tới  trong cuộc họp thứ nhất BCĐ cải cách chế độ công vụ, công chức.

 

Để giảm tải hiện trạng này công việc thuộc về các nhà quản lý, hoạch định chiến lược phát triển KT-XH của Trung ương, địa phương. Nhưng rõ ràng đây là vấn đề cần được xem xét, việc cần làm để góp phần nâng cao chất lượng công vụ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn.

 

 

                                                                   Thuý Hằng

 

 

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục