(HBĐT) - Thời gian qua, tình hình hoạt động của tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh tuy không nổi cộm nhưng vẫn tiềm ẩn phức tạp, nhất là hoạt động dụ dỗ, đưa người ra nước ngoài lao động trái phép. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi, khó phát hiện như: lợi dụng phụ nữ, trẻ em ở khu vực nông thôn, miền núi trình độ học vấn thấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trình độ hiểu biết hạn chế, thất nghiệp, thiếu việc làm để lừa gạt đưa họ ra nước ngoài trốn…

Để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kiến nghị số 1526/KN-UBTP14, ngày 28/9/2018 của Ủy ban Tư pháp Quốc hội về thực hiện pháp luật phòng, chống mua bán người (PCMBN) và Chương trình PCMBN giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 2112/UBND-NC về việc triển khai thực hiện kiến nghị của Ủy ban Tư pháp Quốc hội về thực hiện pháp luật PCMBN. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm:

- Công an tỉnh chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về PCMBN. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình PCMBN giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.

Thường xuyên tổ chức tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng trực tiếp làm công tác PCMBN; chỉ đạo làm tốt công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn dân cư, các cơ sở du lịch, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, hoạt động của người nước ngoài để kịp thời phát hiện, đấu tranh với các đối tượng có biểu hiện nghi vấn mua bán người, tổ chức tiếp nhận xử lý tin báo tố giác tội phạm mua bán người, giải cứu, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng…

- Sở LĐ-TB&XH tăng cường quản lý chặt chẽ, thanh tra, kiểm tra đối với các trung tâm môi giới xuất khẩu lao động, Trung tâm bảo trợ xã hội, công ty chuyên về hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài nhằm tránh việc lợi dụng hoạt động này để mua bán người với mục đích bóc lột sức lao động, hoạt động mại dâm, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác. Chủ trì xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành nhằm thống nhất quy trình phối hợp trong hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tuyên truyền, đưa tin kịp thời chủ trương, chính sách, pháp luật về PCMBN, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại địa bàn đã xảy ra mua bán người; giữ bí mật thông tin về nạn nhân; xây dựng, duy trì và thực hiện chuyên trang, chuyên mục trên các cơ quan báo chí; xây dựng các tiểu phẩm, ký sự, phóng sự, bài viết, tăng thời lượng phát sóng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở về công tác PCMBN, nhất là cách thức giải quyết, ứng phó giúp người dân nâng cao cảnh giác và tự bảo vệ mình.

- Sở Tư pháp chỉ đạo ngành Tư pháp các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về pháp luật PCMBN tại cộng đồng, trong các trường học; đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phù hợp với từng địa phương, vùng miền, giới tính, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, hạn chế việc tuyên truyền về PCMBN phải lồng ghép vào các nội dung khác.

Trong công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý đối với nạn nhân bị mua bán cần bố trí đội ngũ người thực hiện trợ giúp cho nạn nhân được trang bị đồng bộ kỹ năng chuyên sâu về tư vấn, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cho các nạn nhân. Cần quản lý chặt chẽ, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kết hôn, nuôi con nuôi nhằm tránh việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.

- UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành chức năng, MTTQ và các đoàn thể theo chức năng, nhiệm vụ của mình cần tích cực, chủ động thực hiện pháp luật về PCMBN.

- Đối với UBND các huyện, thành phố cần đầu tư các chương trình kinh tế - xã hội để cải thiện thu nhập, mức sống, nâng cao trình độ văn hóa, nhận thức của đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Kết hợp chương trình giảm nghèo (vay vốn của Ngân hành chính sách xã hội làm kinh tế, cải thiện cuộc sống). Bố trí ngân sách phù hợp dành riêng cho công tác PCMBN. Tăng cường công tác quản lý ANTT, đặc biệt là công tác PCMBN. Tiếp nhận và hỗ trợ kịp thời cho nạn nhân bị mua bán khi trở về địa phương; phối hợp các sở, ban, ngành và cơ quan liên quan tăng cường chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong thực hiện chính sách, pháp luật về PCMBN…

Minh Phượng

(Sở Tư pháp)


Các tin khác


Thiếu tá Bùi Văn Hải - Trưởng Ban Quân khí giỏi cấp toàn quân

Những kinh nghiệm, kiến thức thực tế tích lũy trong quá trình công tác được Thiếu tá Bùi Văn Hải, Trưởng Ban Quân khí, Phòng Hậu cần - Kỹ thuật (Bộ CHQS) tỉnh mang đến hội thi Trưởng Ban Quân khí giỏi toàn quân năm 2023 đã giúp anh đoạt giải nhì tại hội thi.

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập tại huyện Lạc Sơn và Đà Bắc

Trong 2 ngày 6 - 7/3, đoàn kiểm tra của Bộ CHQS tỉnh do đại tá Đinh Đình Trường, Phó Ban Thường trực Ban chỉ đạo diễn tập tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập khu vực phòng thủ tại huyện Đà Bắc và Lạc Sơn.

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu

Từ ngày 4 - 6/3, Bộ CHQS tỉnh tổ chức luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho các cơ quan, đơn vị. Đại tá Đinh Đình Trường, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo luyện tập.

Huyện Yên Thủy ra quân huấn luyện năm 2024

Ngày 1/3, Ban Chỉ huy quân sự huyện Yên Thủy tổ chức lễ ra quân huấn luyện năm 2024 và phát động đợt thi đua cao điểm "Tiếp bước chiến sỹ Điện Biên – Tiến lên giành 3 nhất”.

Ra quân huấn luyện và phát động thi đua cao điểm “Tiếp bước chiến sỹ Điện Biên - tiến lên giành 3 nhất”

Ngày 1/3, Bộ CHQS tỉnh tổ chức Lễ ra quân huấn luyện năm 2024 và phát động đợt thi đua cao điểm với chủ đề "Tiếp bước chiến sỹ Điện Biên - tiến lên giành 3 nhất”. Dự lễ có các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo một số ban, sở, ngành của tỉnh...

Những người lính quân hàm xanh trên đất Mường Thàng

Cho dù mỗi người một quê, thế nhưng trong suốt chiều dài lịch sử 65 năm (1959 - 2024) đứng chân trên địa bàn huyện Cao Phong, cán bộ, chiến sỹ (CBCS) công tác tại Kho kỹ thuật tổng hợp 102 (gọi là Kho 102), Cục Kỹ thuật Bộ đội Biên phòng đều coi mình là những người con của vùng đất Mường Thàng. Từ đây họ không ngừng vun đắp, phát huy truyền thống đoàn kết quân - dân bằng những việc làm thiết thực với tình cảm sẻ chia, gắn bó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục