(HBĐT) - Dù được công nhận là địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tuy nhiên, do trình độ dân trí không đồng đều nên nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân vẫn còn hạn chế. Điều này đã phát sinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp liên quan đến đất đai ở địa phương.
Người dân xã Trung Thành (Đà Bắc) tiếp cận, tìm hiểu các quy định, chính sách pháp luật được niêm yết tại trụ sở UBND xã.
Đồng chí Lường Văn Thơ, cán bộ Tư pháp - hộ tịch xã Trung Thành (Đà Bắc) cho biết: Nhận thức rõ những khó khăn của địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện, những năm qua, cấp uỷ, chính quyền xã luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) cho người dân. Tạo mọi điều kiện để người dân được tiếp cận các thông tin, chính sách pháp luật... Tuy nhiên, hiệu quả đạt được không cao. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn hạn chế. Trong đó, nổi lên là tình trạng mâu thuẫn do liên quan đến tranh chấp đất đai.
Trong các vụ việc khiếu kiện phát sinh ở cơ sở, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tranh chấp ranh giới đất sản xuất giữa các hộ dân. Mới đây, vào đầu tháng 7 vừa qua, UBND xã tiếp nhận, giải quyết vụ tranh chấp liên quan đến ranh giới đất sản xuất giữa gia đình các ông Lường Văn Sáng và Lường Văn Hướng ở xóm Bay. Trước đó là vụ tranh chấp đất sản xuất giữa gia đình các ông Hà Văn Thái và Hà Văn Thoan ở xóm Búa... Theo thống kê, từ đầu năm đến hết tháng 7, trên địa bàn xã xảy ra 11 vụ khiếu kiện, mâu thuẫn, tranh chấp liên quan đến đất đai. UBND xã đã giải quyết 9 vụ theo thẩm quyền, 3 vụ còn lại do có tính chất phức tạp nên đã được chuyển lên TAND huyện để giải quyết. Theo đồng chí Hà Văn Hòa, cán bộ Địa chính - xây dựng xã, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do trình độ dân trí của người dân còn thấp, việc tiếp cận các chính sách, quy định của pháp luật, nhất là Luật Đất đai còn hạn chế. Thêm nữa, số người không biết chữ trên địa bàn xã còn cao, chiếm khoảng 30%, chủ yếu là những người già ở các xóm xa trung tâm. Ở các xóm này, người dân ít được tiếp cận các thông tin bên ngoài, thường chỉ giao tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc, ít khi giao tiếp bằng tiếng phổ thông, nhất là những người có tuổi, nên khi tuyên truyền các chính sách pháp luật còn gặp nhiều khó khăn. Đáng nói là các vụ việc khiếu kiện, khiếu nại phát sinh ở xã thường tập trung ở số đối tượng này.
Do điều kiện là xã vùng đặc biệt khó khăn, nhiều xóm ở xa trung tâm xã. Như xóm Sổ là xóm xa nhất (khoảng 10 km), giao thông đi lại khó khăn nên việc TTPBGDPL đến người dân còn nhiều hạn chế, chưa được sâu, rộng. Bình quân mỗi năm chỉ tổ chức tuyên truyền được từ 1 - 2 xóm. Số người đến tham gia, được tuyên truyền chưa cao. Trong tháng 6 vừa qua, xã tổ chức đợt trợ giúp pháp lý và TTPBGDPL về Luật Đất đai, Luật BHYT, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Người khuyết tật... tại xóm Bai. Tuy nhiên, buổi tuyên truyền chỉ thu hút được khoảng 70% đại diện số hộ trong tổng số 130 hộ của xóm tham gia. Đối tượng tham gia chủ yếu là phụ nữ và người già, người không đóng vai trò trụ cột trong gia đình. "Xuất phát từ yếu tố đó, hiệu quả truyền thông đạt được từ các buổi TTPBGDPL cũng chỉ ở mức độ nhất định, thậm chí có nhiều người còn không tiếp nhận, không nắm bắt được nội dung của buổi tuyên truyền” - cán bộ Tư pháp - hộ tịch xã Lường Văn Thơ trăn trở.
Theo đó, để giải quyết những khó khăn, nâng cao nhận thức pháp luật của người dân, đồng chí Hà Văn Hòa, cán bộ Địa chính - xây dựng xã đề xuất: Ngoài việc tăng cường công tác TTPBGDPL một cách thường xuyên, liên tục, xã cần đầu tư hệ thống loa phát thanh theo cụm dân cư. Bởi hiện nay, xã chưa có hệ thống loa phát thanh ở các khu dân cư, xóm. Như vậy, hiệu quả công tác TTPBGDPL mới được nâng lên, đem lại hiệu quả tích cực. Đồng thời, các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và địa phương cũng sẽ được truyền tải một cách đầy đủ, nhanh chóng đến với người dân.
M.H
(HBĐT) - "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn là nhiệm vụ quan trọng mà cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực thực hiện trong thời gian qua. Thông qua tuyên truyền, phổ biến góp phần nâng cao tư tưởng, nhận thức và kiến thức pháp luật của cán bộ, nhân dân, giúp người dân yên tâm sinh sống, lao động và sản xuất” - đồng chí Xa Văn Thức, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong (Đà Bắc) khẳng định.
(HBĐT) - Ông Nguyễn Văn Hải (Đà Bắc) hỏi:
Đề nghị cho biết pháp luật quy định việc gửi giữ di chúc như thế nào?
Sáng 18-7, Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong việc bồi thường tái định cư tại dự án thủy điện Sơn La.
(HBĐT) - Nhận được đơn đề nghị của bà Đinh Thị Vui ở xóm Sim Ngoài về việc Bằng Tổ quốc ghi công liệt sỹ Đinh Công Bỉnh có một số thông tin chưa chính xác, UBND xã Hợp Đồng phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH huyện Kim Bôi xác minh, giải quyết kịp thời yêu cầu chính đáng của người dân. Tiếp đó, sau khi nhận được đơn đề nghị của anh Bùi Văn Quyết, cũng ở xóm Sim Ngoài về việc đề nghị xét lại hộ nghèo, UBND xã phối hợp với Ban quản lý xóm nghiên cứu, xem xét lại tiêu chí, kết quả bình xét hộ nghèo, kịp thời giải quyết những bức xúc của người dân...
(HBĐT) - Ngày 15/7, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm theo hình thức trực tuyến trong toàn tỉnh.
(HBĐT) - Hỏi: Hãy cho biết quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn theo Luật PCTN?