(HBĐT) - Trong 10 năm qua, Đảng uỷ Quân sự TP Hòa Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 765, ngày 20/12/2012 của Quân uỷ T.Ư và Nghị quyết số 280, ngày 10/4/2013 của Đảng uỷ Quân khu về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013 - 2020 và những năm tiếp theo. Theo đó, chất lượng huấn luyện các lực lượng từng bước được nâng lên, góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu cho LLVT thành phố.
Ban CHQS TP Hòa Bình huấn luyện quân sự cho đối tượng dân quân tự vệ, nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng vũ trang địa phương.
Đảng uỷ, Ban CHQS thành phố thường xuyên tổ chức quán triệt, triển khai tới các chi bộ, cán bộ, đảng viên, chiến sỹ LLVT thành phố nắm bắt nội dung nghị quyết và xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết. Cấp uỷ, chỉ huy chủ động huấn luyện theo phương châm "Cơ bản - thiết thực - vững chắc”, coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện quân sự với giáo dục chính trị; thực hiện hiệu quả việc "Đổi mới cơ chế chỉ đạo, quản lý, điều hành huấn luyện”.
Thực hiện đổi mới nội dung, tổ chức và phương pháp thực hiện, Đảng uỷ Quân sự thành phố chú trọng huấn luyện sát với đối tượng, nhiệm vụ chiến đấu, phù hợp với tổ chức biên chế, vũ khí trang bị hiện có. Trong đó, lấy huấn luyện, rèn luyện cán bộ, chỉ huy cơ quan là trọng tâm, cán bộ, chiến sỹ dân quân là trọng điểm. Đồng thời, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ huấn luyện. Trong 10 năm (2013 - 2022), Đảng uỷ, Ban CHQS thành phố tổ chức 20 lớp tập huấn cán bộ các cấp cho 8.700 lượt cán bộ, kết quả 100% đạt yêu cầu, trong đó, 78% đạt khá, giỏi. 100% cán bộ thường trực huấn luyện được theo phân cấp, có 80 - 85% đảm nhiệm huấn luyện các nội dung đạt khá, giỏi; 70% cán bộ dự bị động viên, dân quân tự vệ đảm nhiệm huấn luyện được theo phân cấp. Hoàn thành nhiệm vụ diễn tập chiến đấu phòng thủ (nay là diễn tập chiến đấu trong khu vực phòng thủ) cho các phường, xã đảm bảo. Tham mưu tổ chức thành công 2 cuộc diễn tập khu vực phòng thủ thành phố năm 2013 và 2018.
Trong huấn luyện kết hợp công tác dân vận có nhiều điểm nổi bật như xây dựng được 8 làng bản, văn hoá - quốc phòng ở các xã Yên Mông, Quang Tiến, Thịnh Minh, Độc Lập và phường Quỳnh Lâm. Xây dựng nhà tình nghĩa cho 7 gia đình thuộc diện đối tượng chính sách trị giá 460 triệu đồng. Tặng 963 chiếc xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trị giá hơn 1,4 tỷ đồng. Tặng 500 đầu sách cho các xã, phường. Sửa chữa 200 km và cứng hoá, làm mới 60 km đường giao thông nông thôn; xây mới 800 m kênh mương nội đồng.
Trong công tác giáo dục QP-AN, Đảng uỷ, Ban CHQS thành phố đã tham mưu Thường trực Thành uỷ cử 32 đồng chí thuộc đối tượng 2 tham gia bồi dưỡng kiến thức QP-AN tại trường Quân sự Quân khu 3; cử hơn 200 lượt đồng chí đối tượng 3 tham gia bồi dưỡng tại trường Quân sự tỉnh. Đồng thời, mở 159 lớp bồi dưỡng đối tượng 4 cho hơn 10.000 lượt người với kết quả đạt khá.
Công tác đảm bảo huấn luyện những năm qua luôn được Đảng uỷ Quân sự thành phố quan tâm chỉ đạo hiệu quả. Theo Thượng tá Vũ Văn Cường, Chính trị viên Ban CHQS thành phố: "Đơn vị đã làm tốt mọi công tác chuẩn bị huấn luyện như tập huấn cán bộ; chuẩn bị về thao trường, bãi tập, giáo án, bài giảng, cải tiến mô hình học cụ huấn luyện. Đồng thời củng cố, tu sửa, làm mới 2.300 chiếc bia và mô hình học cụ các loại, quy hoạch, xây dựng 1 thao trường bắn. Đặc biệt, cán bộ, chiến sỹ tham gia hội thi sáng kiến cải tiến mô hình, trang bị huấn luyện cấp Quân khu được công nhận 1 sáng kiến đạt giải A và giải nhất hội thi mô hình học cụ. Duy trì tỷ lệ quân số khỏe hàng năm đạt 98,8%, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao”.
Thanh Sơn
(HBĐT) - Để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên phủ, Hòa Bình đã trở thành "hậu phương lớn”; là nơi tập kết vũ khí, hậu cần cho chiến dịch. Đặc biệt, tháng 3/1953, tại xã Đoàn Kết (Yên Thủy), Tổng Quân ủy T.Ư và Bộ Tư lệnh chiến dịch đã lựa chọn làm nơi "thử lửa” các khẩu sơn pháo từ 75 - 105 mm. Các khẩu sơn pháo này sau đó đều được đưa lên chiến đấu tại Điện Biên Phủ.
(HBĐT) - Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, đi vào lịch sử như một bản hùng ca chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Những địa danh: Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam… mãi là những mốc son cho tinh thần, ý chí đấu tranh kiên cường trên con đường đi tới tự do, độc lập của Nhân dân ta. 68 năm đã trôi qua nhưng ký ức về cuộc chiến với chiến dịch "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt" và tinh thần của chiến thắng Điện Biên Phủ như vẫn còn nguyên sức sống.
(HBĐT) - Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử được chia làm 3 đợt tấn công, trong đó, đợt tấn công thứ hai và thứ ba đã diễn ra nhiều trận đánh rất ác liệt. Một trong những trận đánh tốn nhiều công sức là trận chiến trên đồi A1. Chiến thắng của quân ta trên đồi A1 đã trở thành một trong những chiến công huyền thoại đi vào lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam.
(HBĐT) - Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30/4/1975 là đỉnh cao cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc đã khẳng định sự đúng đắn từ chủ trương, đường lối chiến tranh nhân dân mà Đảng ta thực hiện. 47 năm kể từ ngày tháng lịch sử ấy đã trôi qua nhưng những ký ức về một thời hoa lửa vẫn sống mãi trong lòng Nhân dân. Tiếp bước cha anh, những năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh luôn phát huy tốt truyền thống anh hùng, xây dựng lực lượng ngày càng vững mạnh, đủ sức đáp ứng và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, công tác giáo dục quốc phòng và an ninh (QP&AN) luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh xác định giữ vai trò quan trọng trong việc củng cố kiến thức, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, chiến sỹ và quần chúng nhân dân về sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Do đó, Hội đồng Giáo dục QP&AN tỉnh đã làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác này và tổ chức thực hiện hiệu quả ở các địa phương.