Sáng ngày 22/2 (ngày mùng 7 tháng Giêng năm Mậu Tuất), tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ hội Tịch điền (cày ruộng) Đọi Sơn năm 2018. Đây là lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng và cầu mong cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Lễ hội Tịch điền được tổ chức hàng năm vào ngày Mùng 7 tháng Giêng, tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Tham dự buổi lễ năm nay có Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; ông Thào Xuân Sùng - Ủy viên Trung Ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đại diện các cơ quan Trung ương và địa phương cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2018
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2018

Theo các tài liệu lịch sử cũng như truyền miệng trong dân gian, mùa xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987), vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm Lễ Tịch điền, cày ruộng để khuyến khích dân chúng trồng trọt sản xuất. Đó là Lễ Tịch điền đầu tiên ở Việt Nam được sử sách ghi nhận lại.

Sau đó, nghi lễ này được tiếp tục và trở thành một truyền thống được các triều đại về sau thực hiện. Lễ hội được khôi phục và tiến hành long trọng, thành kính dưới thời nhà Nguyễn.

Về phần lễ Tịch điền có các nghi thức như: Rước trống, rước linh vị vua Lê Đại Hành từ chùa Long Đọi Sơn xuống chân núi và nhập với đoàn rước Thành Hoàng Làng cùng tổ nghề trống Đọi Tam dưới chân núi Đọi. Đoàn rước tiến về khu ruộng mà trước đây vua Lê Đại Hành đã đi cày đầu năm khuyến khích người dân trồng lúa, chăm lo nông nghiệp.

Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cùng các lãnh đạo bộ, ban, ngành, địa phương dâng hương linh vị vua Lê Đại Hành và Thần Nông
Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cùng các lãnh đạo bộ, ban, ngành, địa phương dâng hương linh vị vua Lê Đại Hành và Thần Nông

Tiếp đó là lễ bái yết Thần nông, cầu cho một năm mới mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh. Đặc biệt, nghi lễ cày tịch điền đã tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, sau đó lão nông này đội mũ Cửu Long, mặc áo Hoàng Bào xuống ruộng đi cày, theo sau vua là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc. Sau khi vua cày xong, các vị lãnh đạo địa phương và các lão nông xuống cày.

Ngoài các nghi lễ được tổ chức thành kính, trang trọng, trong Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn hàng năm còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ như: Vật cổ truyền, biểu diễn trống của đội trống thôn Đọi Tam, vẽ trang trí trâu...

Cũng nhân dịp Lễ hội Tịch điền năm 2018, tỉnh Hà Nam đã tổ chức trao bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới tỉnh Hà Nam năm 2017 cho 19 xã trên địa bàn toàn tỉnh.

Một số hình ảnh tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2018:

Ông Nguyễn Xuân Đông - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam đọc sớ dâng vua Lê Đại Hành
Ông Nguyễn Xuân Đông - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam đọc sớ dâng vua Lê Đại Hành
Màn múa trống khai Hội và múa rồng
Màn múa trống khai Hội và múa rồng
Đội múa lân tại Lễ hội Tịch điền
Đội múa lân tại Lễ hội Tịch điền
Một lão nông tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành bước xuống ruộng
Một lão nông tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành bước xuống ruộng
Sau đó lão nông này đội mũ Cửu Long, mặc áo Hoàng Bào xuống ruộng đi cày 3 sá
Sau đó lão nông này đội mũ Cửu Long, mặc áo Hoàng Bào xuống ruộng đi cày 3 sá
các vị lãnh đạo địa phương và các lão nông xuống cày
các vị lãnh đạo địa phương và các lão nông xuống cày
Theo sau là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, ngô, lạc và thóc
Theo sau là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, ngô, lạc và thóc
Lễ hội được tổ chức hàng năm để cầu cho một năm mới mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh.
Lễ hội được tổ chức hàng năm để cầu cho một năm mới mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh.
Những hạt giống được gieo xuống sau đường cày cầu mong cho những vụ mùa bội thu.
Những hạt giống được gieo xuống sau đường cày cầu mong cho những vụ mùa bội thu.

Theo Dân Trí

Các tin khác


Không "phát lộc" tại lễ hội chùa Hương 2018

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban tổ chức lễ hội chùa Hương 2018 cho biết, dự kiến lễ hội năm nay sẽ đón khoảng 1,5 triệu lượt khách đến tham gia. 

Hội đền Sóc: Cải tiến để tránh nạn cướp lễ vật

Ông Lê Hữu Mạnh – Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã công bố một số cải tiến trong nghi thức hội đền Sóc (thờ Thánh Gióng) diễn ra vào trong ba ngày từ 21 đến 23-2 (tức ngày 6 đến 8 tháng Giêng năm Mậu Tuất) tại Khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn sắp tới.

Mai anh đào Đà Lạt nở rộ khắp phố, 10 ngày nữa mới khai hội

Dù mai anh đào đã nở rộ nhiều tuyến đường tại Đà Lạt và vùng ven nhưng tới cuối tháng 1-2018, Ngày hội hoa anh đào (người dân Đà Lạt gọi là mai anh đào) mới chính thức diễn ra.

Trải nghiệm Tết truyền thống Nhật Bản Oshougatsu ngay tại Hà Nội

Lễ hội văn hóa Nhật Bản Oshougatsu 2018” sẽ diễn ra vào chủ nhật 14-1-2018 tại sân C9, Đại học Bách Khoa Hà Nội nhằm tái hiện lại không khí ngày Tết truyền thống Oshougatsu của Nhật Bản tại Việt Nam cũng như phát triển hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản.

Độc đáo Lễ mừng lúa mới của người Xê Đăng

Đã trở thành truyền thống, cứ sau vụ thu hoạch cuối năm, vào ngày đầu tiên của năm mới, đồng bào dân tộc Xê Đăng ở buôn Kon H’ring, xã Ea H’đing, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đác Lắc lại tổ chức Lễ mừng lúa mới, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

Vào Làng Cù Lần ngắm tượng gỗ tây nguyên và cây đàn T''''rưng dài nhất Việt Nam

Với 20 bức tượng gỗ đậm chất Tây Nguyên độc đáo cùng cây đàn T’rưng 50 m lớn nhất Việt Nam hiện nay được trưng bày tại Khu du lịch Làng Cù Lần Đà lạt khiến người xem thích thú. Đây là hoạt động hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt lần VII – 2017.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục