Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban tổ chức lễ hội chùa Hương 2018 cho biết, dự kiến lễ hội năm nay sẽ đón khoảng 1,5 triệu lượt khách đến tham gia. 


Nằm trong khu di tích thắng cảnh chùa Hương, suối Yến thu hút du khách bởi vẻ đẹp như tranh vẽ

Đặc biệt, ban tổ chức lễ hội kiên quyết không để xuồng máy, đò gắn động cơ vận chuyển khách trên dòng Suối Yến để giữ gìn nét đẹp tự nhiên, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.

Gấp rút sửa chữa bến Yến

Ngay trong tháng 1-2018, Sở Du lịch Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Mỹ Đức tổ chức "Lớp bồi dưỡng kiến thức về du lịch cho cộng đồng dân cư năm 2018” tại xã Hương Sơn, nhằm tuyên truyền về lợi ích du lịch đem lại, hướng dẫn kỹ năng phục vụ, giao tiếp đối với du khách cho hàng trăm người dân trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch trong mùa lễ hội chùa Hương.

Cùng với đó, công tác chuẩn bị cho lễ hội chùa Hương cũng được UBND huyện Mỹ Đức gấp rút thực hiện.

Theo ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, các cán bộ y tế huyện đã triển khai công tác tập huấn về an toàn thực phẩm, khám sức khỏe cho những người dân tham gia bán hàng trong lễ hội. Dự kiến bắt đầu từ khoảng 15 tháng Chạp (Âm lịch), người dân trong huyện bắt đầu dựng các hàng quán để phục vụ du khách.

Đồng thời, UBND xã Hương Sơn sẽ triển khai cho các thôn trong xã thống kê số lượng xuồng đò, đảm bảo chất lượng để vận chuyển du khách. Được biết, sau trận lụt tháng 10-2017, bến Yến đã bị ngập, hiện đang phải sửa chữa cơ sở hạ tầng để giao thông thuận tiện hơn khi khai hội. Theo kế hoạch, việc sửa chữa bến sẽ hoàn thiện trong một vài ngày tới.

Để đảm bảo an ninh trật tự tại lễ hội, đại diện Ban tổ chức lễ hội chùa Hương cho biết, lực lượng công an huyện cũng được tăng cường, kế hoạch phân luồng giao thông những ngày đông khách cũng được tính đến như phân luồng bằng các biện pháp nghiệp vụ hoặc tạm dừng vận chuyển khách bằng cáp treo, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình ép giá, ép khác, đòi tiền bồi dưỡng của khách…

 

Lễ hội chùa Hương 2018 với chủ đề "Lễ hội kỷ cương, văn minh du lịch”

Tăng cường xử lý các vi phạm

Chia sẻ thêm về công tác chuẩn bi cho mùa lễ hội chùa Hương năm nay, ông Nguyễn Văn Hậu cho biết, các tổ kiểm tra liên ngành sẽ duy trì hoạt động liên tục trong 3 tháng diễn ra lễ hội.

Trước lo ngại về việc lặp lại hình ảnh phát lộc phản cảm gây nên cảnh tranh cướp lộc lộn xộn tại mùa lễ hội năm ngoái, đại diện UBND huyện Mỹ Đức khẳng định: "Việc ném lộc, phát lộc tại lễ hội hàng năm đều không có. Năm trước xảy ra sự việc phát lộc gây phản cảm là do phát sinh, huyện đã có những chấn chỉnh để năm nay lễ hội diễn ra đúng phong tục tập quán, lễ nghi của người Việt”.

Bên cạnh đó, huyện Mỹ Đức cũng đã có hoạch để tổ chức tốt ngày khai hội, ngày Phật Đản bảo đảm trang trọng, đúng nghi thức tôn giáo để lại ấn tượng đẹp cho Phật tử và du khách. Đáng chú ý, khách tham quan sẽ được hướng dẫn dâng lễ, đặt tiền lễ đúng nơi quy định, tránh tình trạng đặt tiền lễ, tiền công đức lên bàn thờ hoặc gài tiền vào tượng Phật cũng như các hiện vật khác làm ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của di tích.

Đối với dịch vụ trông giữ ô tô, xe máy tại chùa Hương, UBND huyện Mỹ Đức đã giao xã Hương Sơn bố trí lực lượng trông giữ tại các bến xe Hương Sơn, bến xe mô tô và sân tập luyện thể dục, thể thao thôn Yến Vỹ, thôn Đục Khê. Bên cạnh đó, phối hợp với các ngành chức năng quản lý, tổ chức dịch vụ chụp ảnh trong lễ hội Chùa Hương.

Ông Nguyễn Văn Hậu chia sẻ, mùa lễ hội năm nay với chủ đề "Lễ hội kỷ cương, văn minh du lịch”, vì vậy lực lượng chức năng cũng sẽ tăng cường kiểm soát chặt chẽ và xử lý các đối tượng "cò mồi”, chèo kéo, "chặt chém” giá hay các đối tượng kinh doanh hình thức "vui chơi có thưởng”, bán hàng giá cao, lừa đảo…

 

                                         TheoANTĐ

Các tin khác


Vào Làng Cù Lần ngắm tượng gỗ tây nguyên và cây đàn T''''rưng dài nhất Việt Nam

Với 20 bức tượng gỗ đậm chất Tây Nguyên độc đáo cùng cây đàn T’rưng 50 m lớn nhất Việt Nam hiện nay được trưng bày tại Khu du lịch Làng Cù Lần Đà lạt khiến người xem thích thú. Đây là hoạt động hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt lần VII – 2017.

Ðà Lạt "điểm hẹn" Festival Hoa

Khởi đầu là "Lễ hội Sắc hoa Ðà Lạt” (tháng 12/2004), được xem là bước "tập dượt” để năm sau (2005) nâng tầm thành Festival Hoa. Và, từ đó đến nay, cứ 2 năm một lần, Festival Hoa Ðà Lạt đều đặn được tổ chức. Ðà Lạt đã trở thành "điểm hẹn ”Festival Hoa…

Từ ngày 22- 31/12: Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017

Lễ hội mùa đông Sa Pa của năm du lịch quốc gia Lào Cai – Tây Bắc sắc mầu năm 2017 diễn ra từ ngày 22 -31/12/2017.

Khai mạc Lễ hội Hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ III năm 2017

Nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa nhân văn vùng Cao nguyên đá, nổi bật là giá trị cảnh quan từ Hoa Tam giác mạch, tại Trung tâm huyện Đồng Văn, Lễ hội Hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ III, năm 2017 đã chính thức khai mạc với chủ đề "Bản tình ca từ đá”.

Độc đáo lễ hội văn hóa Khmer Nam Bộ

Lễ cúng trăng và đua ghe Ngo là hoạt động chính, nổi bật trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo 2017 vừa diễn ra tại Sóc Trăng và Ngày hội văn hóa, thể thao Khmer Nam Bộ, sắp được tổ chức từ ngày 17 đến 19-11 tới. Những hoạt động này thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống và tâm linh của cộng đồng người Khmer Nam Bộ, đã và đang được bảo tồn, phát huy.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Hoa Đà Lạt năm 2017

Từ ngày 23 đến 27- 12, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII năm 2017 sẽ diễn ra tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và một số địa phương của tỉnh Lâm Đồng. Năm nay, Lễ hội có chủ đề "Hoa Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” với nhiều hoạt động đặc sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục