Đã trở thành truyền thống, cứ sau vụ thu hoạch cuối năm, vào ngày đầu tiên của năm mới, đồng bào dân tộc Xê Đăng ở buôn Kon H’ring, xã Ea H’đing, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đác Lắc lại tổ chức Lễ mừng lúa mới, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.


Ngày 1-1 năm nay, Lễ mừng lúa mới của đồng bào Xê Đăng ở buôn Kon H’ring càng nhộn nhịp, rộn ràng hơn khi vụ mùa vùa qua, nhà nào cũng được mùa, lúa chất đầy nhà, báo hiệu một năm mới đầy đủ, no ấm đang về với đồng bào nơi đây.

Khi mặt trời vừa chiếu những tia nắng đầu tiên của ngày đầu năm mới 2018, đồng bào Xê Đăng ở buôn Kon H’ring đã í ới kéo nhau về tập hợp tại nhà truyền thống của buôn, dâng lễ vật mà bà con tự sản xuất, chăn nuôi như heo, gà, cơm nếp, rượu cần… để cúng thần linh, cầu cho mùa mới mưa thuận gió hòa, bà con được sung túc, đoàn kết.


Sau phần nghi lễ, trong tiếng cồng chiêng rộn ràng, cộng đồng người Xê Đăng lại cùng nhau tận hưởng men nồng của rượu cần, mùi thơm từ cơm lúa mới và ngất ngây trong điệu múa truyền thống của dân tộc mình.

Lễ mừng lúa mới không chỉ là dịp để bà con trong buôn nhìn lại thành quả của một năm lao động sản xuất mà còn là hoạt động nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào Xê Đăng. Bên cạnh đó, đây là thời khắc linh thiêng mà toàn bộ đồng bào Xê Đăng trong buôn từ già đến trẻ được cùng nhau tụ tập bên nhà truyền thống tham gia nghi lễ, thưởng thức rượu cần, ăn cơm mới do chính bàn tay của mình một nắng hai sương làm ra và cùng nhau diễn tấu cồng chiêng, ca múa… Lễ hội này như một sợi dây gắn kết mọi người trong cộng đồng người Xê Đăng bao đời nay, cũng là lời nhắc nhở đến các thế hệ trẻ trong buôn về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc duy trì, bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc.

Lễ hội truyền thống mừng lúa mới của đồng bào Xê Đăng ở buôn Kon H’ring, xã Ea H’đing, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đác Lắc được tổ chức vào ngày đầu mỗi năm mới đã duy trì đều đặn từ năm 1994 đến nay. Lễ hội ngày càng thu hút đông đảo bà con các dân tộc các buôn làng gần xa và du khách đến chung vui, bởi ý nghĩa tốt đẹp gắn kết cộng đồng, cầu cho năm mới sức khỏe, mùa màng bội thu, buôn làng no ấm.


Theo Nhandan

Các tin khác


Độc đáo lễ hội văn hóa Khmer Nam Bộ

Lễ cúng trăng và đua ghe Ngo là hoạt động chính, nổi bật trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo 2017 vừa diễn ra tại Sóc Trăng và Ngày hội văn hóa, thể thao Khmer Nam Bộ, sắp được tổ chức từ ngày 17 đến 19-11 tới. Những hoạt động này thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống và tâm linh của cộng đồng người Khmer Nam Bộ, đã và đang được bảo tồn, phát huy.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Hoa Đà Lạt năm 2017

Từ ngày 23 đến 27- 12, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII năm 2017 sẽ diễn ra tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và một số địa phương của tỉnh Lâm Đồng. Năm nay, Lễ hội có chủ đề "Hoa Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” với nhiều hoạt động đặc sắc.

Lễ hội Katê được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể

Đồng bào Chăm Ninh Thuận vui mừng đón nhận bằng chứng nhận Lễ hội Katê của người Chăm Ninh Thuận được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong dịp lễ hội Katê năm 2017.

Nhiều hoạt động mới lạ trong Lễ hội "Hoa Tam giác mạch" 2017

Từ 4-10 đến 31-12-2017, tại 4 huyện vùng cao nguyên đá tỉnh Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc) và thành phố Hà Giang sẽ diễn ra Lễ hội "Hoa Tam giác mạch” lần thứ III, năm 2017 nhằm tôn vinh giá trị di sản văn hóa và sức sống mãnh liệt của đồng bào các dân tộc trên Cao nguyên đá Đồng Văn.

Lễ hội Xăng Khan của người Thái

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó, lễ hội Xăng Khan của dân tộc Thái tỉnh Nghệ An là một trong bảy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công bố dịp này.

Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội thác Bản Giốc

Lần đầu tiên, Lễ hội du lịch thác Bản Giốc được tổ chức tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng trong hai ngày 7 và 8/10.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục