Ông Lê Hữu Mạnh – Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã công bố một số cải tiến trong nghi thức hội đền Sóc (thờ Thánh Gióng) diễn ra vào trong ba ngày từ 21 đến 23-2 (tức ngày 6 đến 8 tháng Giêng năm Mậu Tuất) tại Khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn sắp tới.

Nghi lễ Nghi lễ rước giò hoa tre ở lễ hội đền Sóc.

Lễ hội đền Sóc là lễ hội lớn của huyện Sóc Sơn cũng như Hà Nội, gồm nhiều làng trong khu vực tham gia. Mỗi làng sẽ dâng một lễ vật như: hoa tre, trầu, cau... lên Thánh Gióng. Sau lễ dâng hoa tre, sẽ là phần phát lộc. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nhiều khách đi hội thường lao vào tranh cướp hoa tre, trầu cau... ngay từ khi rước lễ vật. Tình hình căng thẳng hơn khi phát lộc, đã có những vụ chen lấn, xô xát, tạo nên hình ảnh phản cảm.

Bởi vậy, Ban Tổ chức Lễ hội đền Sóc năm 2018 đã bàn với các thôn, làng để thực hiện những cải tiến như sẽ làm lễ sớm, bắt đầu dâng hương từ 6 giờ 45 phút ngày 21-2 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng), để 7 giờ có thể chính thức khai Hội. Ban Tổ chức cũng dự định đổi mới một số nghi thức. Dự kiến, Lễ hội năm nay sẽ không còn đoàn rước lễ vật từ đền Thượng xuống đền Hạ như các năm trước để tránh hiện tượng cướp lễ vật hoa tre gây phản cảm. Ngoài ra, Ban Tổ chức chỉ đạo các thôn làng chuẩn bị chu đáo lễ phẩm, lễ vật, chọn lực lượng tham gia đoàn rước, bảo đảm an toàn cho đoàn rước nhưng không sử dụng gậy gộc.

Ban Tổ chức cũng tăng cường tuyên truyền trước và trong lễ hội để người dân thay đổi nhận thức, không đến lễ hội với mục đích tranh cướp lễ vật. Việc tổ chức trông giữ xe năm nay cũng được ban tổ chức lễ hội bố trí những bãi đỗ xe rộng rãi hơn ở cách xa địa điểm tổ chức lễ hội hơn các năm trước. Các hoạt động dịch vụ tại lễ hội cũng được chỉ đạo quản lý chặt chẽ. Năm nay, cơ sở hạ tầng tổ chức lễ hội đã được chỉnh trang, đặc biệt khu vực vui chơi giải trí, bên cạnh phần lễ, ban tổ chức đã tổ chức thêm nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống như: Trình diễn thi kéo mỏ xã Xuân Thu (di sản văn hóa phi vật thể quốc gia), thi nấu cơm, biểu diễn dân ca quan họ…

Năm 2017, tại Khu di tích đền Sóc đã xảy ra tai nạn vì xe lên khu tượng đài Thánh Gióng bị mất phanh. Chính vì vậy, năm nay Ban Tổ chức đã cấm xe 24 chỗ trở lên di chuyển lên khu vực tượng đài.

                          TheoNhandan

Các tin khác


Ðà Lạt "điểm hẹn" Festival Hoa

Khởi đầu là "Lễ hội Sắc hoa Ðà Lạt” (tháng 12/2004), được xem là bước "tập dượt” để năm sau (2005) nâng tầm thành Festival Hoa. Và, từ đó đến nay, cứ 2 năm một lần, Festival Hoa Ðà Lạt đều đặn được tổ chức. Ðà Lạt đã trở thành "điểm hẹn ”Festival Hoa…

Từ ngày 22- 31/12: Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017

Lễ hội mùa đông Sa Pa của năm du lịch quốc gia Lào Cai – Tây Bắc sắc mầu năm 2017 diễn ra từ ngày 22 -31/12/2017.

Khai mạc Lễ hội Hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ III năm 2017

Nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa nhân văn vùng Cao nguyên đá, nổi bật là giá trị cảnh quan từ Hoa Tam giác mạch, tại Trung tâm huyện Đồng Văn, Lễ hội Hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ III, năm 2017 đã chính thức khai mạc với chủ đề "Bản tình ca từ đá”.

Độc đáo lễ hội văn hóa Khmer Nam Bộ

Lễ cúng trăng và đua ghe Ngo là hoạt động chính, nổi bật trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo 2017 vừa diễn ra tại Sóc Trăng và Ngày hội văn hóa, thể thao Khmer Nam Bộ, sắp được tổ chức từ ngày 17 đến 19-11 tới. Những hoạt động này thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống và tâm linh của cộng đồng người Khmer Nam Bộ, đã và đang được bảo tồn, phát huy.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Hoa Đà Lạt năm 2017

Từ ngày 23 đến 27- 12, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII năm 2017 sẽ diễn ra tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và một số địa phương của tỉnh Lâm Đồng. Năm nay, Lễ hội có chủ đề "Hoa Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” với nhiều hoạt động đặc sắc.

Lễ hội Katê được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể

Đồng bào Chăm Ninh Thuận vui mừng đón nhận bằng chứng nhận Lễ hội Katê của người Chăm Ninh Thuận được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong dịp lễ hội Katê năm 2017.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục