Tối 28-2, đông đảo du khách thập phương đã tham dự khai mạc lễ hội đền Trần Thái Bình tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị Vua triều Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.


Đền Vua lung linh trong đêm Lễ hội đền Trần

Theo sử sách, vùng đất Long Hưng – Ngự Thiện, nay là huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là đất phát tích và dựng nghiệp của nhà Trần ở đầu thế kỷ thứ 13. Đây là vương triều cường thịnh, với hào khí Đông A lẫy lừng, võ công oanh liệt vào bậc nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam.

Cả ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược, vùng đất Long Hưng đều được nhà Trần tin cẩn chọn làm căn cứ xây dựng hành cung Lỗ Giang và cung điện của triều đình, trở thành hậu phương vững chắc, tập hợp quân sĩ, chuẩn bị vũ khí, lương thảo và tổ chức các đại lễ bái yết tổ tiên.

Đây cũng là nơi yên nghỉ của các liệt tổ nhà Trần, của Thái tổ Trần Thừa, các vua đầu triều Trần: Thái Tông, Thánh Tông và một phần ngọc cốt của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông…

Trong buổi tối khai mạc lễ hội đền Trần Thái Bình, diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như biểu diễn trống hội Long Hưng, trình diễn vở cải lương "Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông”.

Lễ hội Đền Trần Thái Bình diễn ra trong năm ngày, trong đó tái hiện những phong tục, nghi lễ cổ truyền như tế lễ mở cửa đền, rước nước, thi cỗ cá, vật cầu, kéo lửa thổi cơm cần…

 

                       TheoNhandan

Các tin khác


Lên phương án tránh lộn xộn ở Hội Gióng

Trong cuộc làm việc sáng 30/1 với Ban tổ chức Hội Gióng đền Sóc, Bộ VHTTDL và Hà Nội lưu ý địa phương sớm hoàn thiện kịch bản lễ hội, trong đó có phương án tránh lộn xộn khi tán lộc.

Hội Xuân 2018 với không gian Tết Việt

Mỗi dịp đón Tết Nguyên đán, Hội Xuân lại được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm văn hóa - nghệ thuật Việt Nam (Vân Hồ, Hà Nội) và trở thành điểm đến văn hóa, giải trí và mua sắm quen thuộc phục vụ người dân Thủ đô đón Tết cổ truyền của dân tộc. Năm nay, Hội Xuân 2018 diễn ra từ ngày 2 đến 8-2 với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa nghệ thuật, vừa phục vụ mua sắm các mặt hàng Tết chất lượng cao.

Không "phát lộc" tại lễ hội chùa Hương 2018

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban tổ chức lễ hội chùa Hương 2018 cho biết, dự kiến lễ hội năm nay sẽ đón khoảng 1,5 triệu lượt khách đến tham gia. 

Hội đền Sóc: Cải tiến để tránh nạn cướp lễ vật

Ông Lê Hữu Mạnh – Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã công bố một số cải tiến trong nghi thức hội đền Sóc (thờ Thánh Gióng) diễn ra vào trong ba ngày từ 21 đến 23-2 (tức ngày 6 đến 8 tháng Giêng năm Mậu Tuất) tại Khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn sắp tới.

Mai anh đào Đà Lạt nở rộ khắp phố, 10 ngày nữa mới khai hội

Dù mai anh đào đã nở rộ nhiều tuyến đường tại Đà Lạt và vùng ven nhưng tới cuối tháng 1-2018, Ngày hội hoa anh đào (người dân Đà Lạt gọi là mai anh đào) mới chính thức diễn ra.

Trải nghiệm Tết truyền thống Nhật Bản Oshougatsu ngay tại Hà Nội

Lễ hội văn hóa Nhật Bản Oshougatsu 2018” sẽ diễn ra vào chủ nhật 14-1-2018 tại sân C9, Đại học Bách Khoa Hà Nội nhằm tái hiện lại không khí ngày Tết truyền thống Oshougatsu của Nhật Bản tại Việt Nam cũng như phát triển hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục