Bẵng đi một thời gian dài, đã mấy chục năm, chúng tôi sơ tán lớp học sư phạm về xóm Giếng, xóm Thung. Thời ấy, lớp học sinh trai trẻ hồn nhiên, san đất đắp nền chặt cây, lợp nhà thành những lớp học, những mái nhà ở dưới vùng cây tre bương.

Nhớ lại thập kỷ 60, 70, đêm văn nghệ giữa vùng đốt đuốc, có thêm ánh đèn măng xông nhưng lời ca, tiếng hát cứ rộn lên xa xa tiếng thì thụp, đều đều của những chiếc cối giã gạo. Về lại nơi cũ, chốn xưa bố Nhanh, mế Thích đều đã trở thành người thiên cổ.

Thời đó, những chiếc cối gạo nương thể hiện sự sáng tạo của người dân miền núi. Họ đặt cối bên bờ suối trên đường lên nương. Phần đuôi chiếc cối được đục tạo thành hộc hứng nước từ chiếc máng bên bờ suối đổ vào cối hoặc tận dụng vòng xoay của cọn nước miệt mài quay đổ vào hộc cối đều đều nhịp nhàng ngày đêm. Cứ vậy chậm rãi chắc nịch đều đều thì thụp những nhịp chày như đếm nhịp thời gian cần mẫn không nghỉ giữa không gian yên tĩnh, vắng lặng hoang sơ.

Trước khi lên nương, các bà, các chị gùi lúa đổ vào cối một lượng thóc đủ dùng cho ngày sau của gia đình rồi nâng cần cối hạ chiếc nạng đỡ để rồi bắt đầu những nhịp chày thong thả. Sau đó, các bà, các chị lên nương đào đất, làm cỏ, kiếm củi, cối cần mẫn trong tiếng thì thụp vang vọng.

Từ dạo xa rồi mấy chục năm mới gặp lại anh Nhẩu con bố Nhanh nay cũng trở thành già làng tóc bạc, lưng còng. Ngồi bên bếp lửa, ông nhắc lại chuyện cũ, hũ măng chua nấu thịt gà rừng thầy Dũng dạy toán đi săn được về cùng nấu xì xụp đêm đông sao mà ấm lòng, ấm tình dân bản trong những ngày sơ tán khó khăn.

Bên bếp lửa nhà sàn nhắc lại câu chuyện của mấy chục năm qua mà không sao ngủ được, cứ trằn trọc như thiếu một cái gì trong đêm vùng núi rừng. Liên tưởng mấy câu thơ của Tố Hữu:
 Anh về cối lại vang rừng

Chim reo quanh mái, gà rừng dưới sân
Anh về sáo lại ái ân
Đêm trăng hò hẹn trăng ngần tiếng ca.

Bản làng xóm giềng đã đổi thay dốc "Treo” ngày xưa nay đã được ủi san bằng, xe ô tô, xe máy đi lại thuận tiện. Cây bồ kết bên đỉnh dốc dân làng để lại như để lại kỷ niệm của một thời các cô giáo sinh nhặt về nấu nồi bồ kết với lá sả hương nhu gội đầu. Trong gió rừng, hương bồ kết, lá sả, hương nhu thoảng mùi hương thơm nồng nàn, ấm tình làng bản.

Về thăm chốn xưa, tiếng thì thụp điểm nhịp của những chiếc cối giã gạo không còn như ngày nào. Thật lắng tai mới nghe xa lắm những nhịp chày gợi nhớ.

Ông Nhẩu già làng nói bây giờ máy xay xát trong bản đã có dăm ba chiếc. Làng bản, xóm Giếng, xóm Thung đổi mới hàng ngày. Ông Chức trưởng bản có vẻ tự tin "Lên nông thôn mới phải đạt 19 tiêu chí, làng bản đang phấn đấu   vượt qua 3 tiêu chí nữa là cán đích nông thôn mới”.

Nghe ông Bùi Chức nói cố gắng của dân làng, lòng chúng tôi vui lây, kỷ niệm xưa khó khăn đường, trường, trạm, điện đã được đẩy lùi. Cảnh quan xóm làng đổi mới chúng tôi có chút hoài niệm về chiếc cối giã gạo nương, gần gũi với con người miền núi yêu thiên nhiên giàu sáng tạo vẫn cứ đêm ngày thì thụp, đều đều. Âm hưởng của nhịp chày giã gạo nương xưa nhẫn nại cần cù sao mà nhớ thương tiếng thì thụp và sự thanh bình của bản làng với cảnh quan độc đáo, yên bình.

Văn Song (TTV) 


Các tin khác


Đánh tráo mã QR

Sau khi bị buộc thôi việc vì quá nhiều lỗi lầm, trở về vùng rừng sâu núi thẳm, chàng tiều phu suốt ngày lẫm lũi với cung, rìu, búa, nỏ săn bắt chim muông để kiếm kế sinh nhai.

Thạch Sanh tân truyện: Không có ngoại lệ

(HBĐT) - Nhờ có thành tích diệt chằn tinh cứu công chúa, đánh đuổi giặc ngoại bang làm "rạng danh” cho vùng "rừng xanh, núi đỏ” nên Thạch Sanh được cung đình rất sủng ái và người dân trong vùng hết sức nể trọng. Cũng vì thế trong cuộc bầu trưởng thôn vừa qua, chàng tiều phu được cử tri tín nhiệm với tỷ lệ tuyệt đối.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục