Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ.

Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ.

(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống ngành Tổ chức xây dựng Đảng (14/10/1930 - 14/10/2010), đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có bài viết đánh giá kết quả và những đồng góp của ngành Tổ chức xây dựng Đảng tỉnh. HBĐT xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

 

Đảng ta từ khi ra đời đã luôn luôn chăm lo công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Công tác xây dựng Đảng về tổ chức kết hợp chặt chẽ với công tác tư tưởng, nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị. Ngay từ khi ra đời (14/10/1930), Đảng ta đã chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nhờ vậy, Đảng đã không ngừng lớn mạnh, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, trong sự ra đời phát triển lớn mạnh của Đảng có đóng góp của ngành Tổ chức xây dựng Đảng.

 

Trải qua 80 năm xây dựng và phát triển, công tác Tổ chức đã góp phần quan trọng vào thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, hệ thống Tổ chức không ngừng được củng cố và đổi mới; đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức của Đảng được giáo dục, trưởng thành, không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc.

 

Quá trình hình thành và phát triển lớn mạnh của ngành Tổ chức xây dựng Đảng tỉnh nhà cũng gắn liền với truyền thống vẻ vang của lịch sử phát triển Đảng bộ tỉnh Hoà Bình. Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, công tác tổ chức xây dựng Đảng luôn gắn chặt với các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của Đảng bộ qua các giai đoạn lịch sử. Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, tập trung vào giác ngộ quần chúng, xây dựng tổ chức Đảng, phát triển đảng viên; Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh đứng lên cùng với nhân dân cả nước tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

 

Thời kỳ đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt từ khi Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Hoà Bình được thành lập tháng 01/1948 tại Mường Khị, huyện Lạc Sơn, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ đã cùng với các Ban xây dựng Đảng tham mưu tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 2 (tháng 4/1951), đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng đến các tầng lớp nhân dân, quán triệt, triển khai nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh đến các địa phương cơ sở. Tích cực, chủ động giúp cấp uỷ làm tốt công tác phát triển Đảng gắn với việc xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh đủ sức lãnh đạo quần chúng, nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong thời kỳ kháng chiến. Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là cán bộ người địa phương đáp ứng nhu cầu cán bộ cho trước mắt và lâu dài. Động viên sức người, sức của ra tiền tuyến, củng cố hậu phương vững mạnh góp phần cùng quân dân cả nước tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng Miền Nam thống nhất Tổ quốc.

 

Bước sang thời kỳ đổi mới, công tác tổ chức xây dựng Đảng được đẩy mạnh toàn diện, củng cố tổ chức Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, tăng cường bảo vệ Đảng. Đặc biệt sau Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2005- 2010, bám sát vào Nghị quyết Đại hội, cơ quan tham mưu công tác xây dựng Đảng đã tham mưu cho cấp uỷ sắp xếp, kiện toàn tổ chức; xây dựng quy chế, chương trình công tác, chương trình hành động; tham mưu chủ trương, giải pháp củng cố nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng, xoá cơ sở yếu kém, xoá thôn, bản trắng đảng viên; xây dựng đội ngũ cán bộ, tăng cường quản lý giáo dục rèn luyện đảng viên; chú trọng phát triển đảng viên và đẩy mạnh công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ Đảng. Qua đó, tổ chức bộ máy hệ thống chính trị trong tỉnh được đổi mới phù hợp với thực tế, chất lượng tổ chức Đảng, nhất là tổ chức cơ sở đảng chuyển biến tích cực, đoàn kết nội bộ được củng cố; dân chủ, kỷ cương, kỷ luật tốt hơn; phương thức lãnh đạo, phong cách làm việc có nhiều tiến bộ. Đội ngũ cán bộ các cấp được chăm lo về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng lên; công tác đánh giá, đề bạt bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ được thực hiện công khai, dân chủ, đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nhiều cán bộ tổ chức các cấp đã phấn đấu trưởng thành nhanh chóng, trở thành cán bộ lãnh đạo, đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và nhân dân giao phó.

 

Thành tựu mà công tác xây dựng Đảng đạt được trong 80 năm qua đã góp phần tích cực vào nhiệm vụ chính trị qua các giai đoạn lịch sử của các địa phương tỉnh Hoà Bình, đặc biệt thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra cho nhiệm kỳ 2005- 2010 như: Tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 12%/năm, cao hơn mức bình quân 5 năm trước gần 4%. Đến năm 2010: GDP bình quân đầu người đạt 13,3 triệu đồng, vượt chỉ tiêu Đại hội XIV 66% và tăng hơn 3 lần so với năm 2005; thu ngân sách Nhà nước đạt 1.212 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu Đại hội XIV 51% và tăng hơn 4 lần so với năm 2005; sản lượng lương thực cây có hạt trên 34,5 vạn tấn. Văn hóa - xã hội có bước tiến bộ mới, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 32%, tỷ lệ hộ nghèo còn 14%. Quốc phòng - an ninh trên địa bàn ổn định.

 

Bên cạnh kết quả đạt được cũng phải thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, yếu kém, công tác Tổ chức xây dựng Đảng còn những mặt chưa đáp ứng yêu cầu về nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của Đảng bộ, vẫn còn tổ chức cơ sở Đảng và chi bộ yếu kém. Một số chi ủy, chi bộ chưa thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt Đảng, nội dung sinh hoạt nghèo nàn. Tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu, tinh thần tự phê bình và phê bình cũng như ý thức tổ chức, kỷ luật chưa cao. Công tác cán bộ chưa thực sự đáp ứng kịp thời với sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức thực hiện chính sách phát triển, trọng dụng nhân tài còn hạn chế, chưa thu hút được cán bộ có trình độ thực hiện nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu thời kỳ CNH-HĐH. Một số cơ quan làm công tác tổ chức xây dựng Đảng của cấp uỷ còn chậm đổi mới, hạn chế nghiên cứu tổng kết thực tiễn, một số cán bộ chưa thực sự công tâm tận tuỵ trong công việc.

 

Sự nghiệp cách mạng của Đảng đang chuyển sang giai đoạn mới, điều đó cũng đặt ra yêu cầu cấp bách và những nhiệm vụ rất nặng nề đối với ngành Tổ chức xây dựng Đảng, đòi hỏi cần tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, nỗ lực phấn đấu toàn diện để đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp đổi mới và phát triển, trong đó cần tập trung làm tốt những nhiệm vụ trọng tâm sau:

 

Một là: Tiếp tục đổi mới công tác tham mưu cho cấp Uỷ về Tổ chức xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp; nghiên cứu sắp xếp, củng cố tổ chức bộ máy; tập trung củng cố tổ chức xây dựng đảng, không còn cơ sở yếu kém, giảm dần chi bộ ghép. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) nhằm tạo chuyển biến tốt về chất lượng lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị.

 

Hai là: Xây dựng phát triển đội ngũ đảng viên theo hướng nâng cao chất lượng; thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 29/5/2008 của Tỉnh uỷ; chú trọng phát triển đảng viên, thực hiện tốt Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 09/02/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ "về đẩy mạnh công tác phát triển đảng từ đoàn viên, đoàn viên ưu tú trong học sinh, sinh viên các trường, đoàn viên thanh niên đi làm nghĩa vụ trong lực lượng vũ trang"; đặc biệt chú trọng chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí" để phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên gắn với thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động, đặc biệt là cuộc vận động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".


Ba là: Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, đảm bảo công khai, dân chủ, trung thực, khách quan, chính xác, kết hợp đổi mới trong công tác cán bộ và đổi mới công tác bảo vệ chính trị nội bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng đủ sức lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ cơ sở. Chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/3/2007 của Tỉnh uỷ về công tác tổ chức, cán bộ đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

 

Bốn là: Đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách làm việc của các cấp uỷ đảng và cơ quan tổ chức cấp uỷ; sâu sát cơ sở, nắm chắc thực tiễn, giải quyết kịp thời mâu thuẫn, chỉ đạo dứt điểm khâu yếu, tìm ra mũi đột phá, tăng cường kiểm tra giám sát đôn đốc, uốn nắn kịp thời sai sót, quan tâm tổng kết thực tiễn đúc rút kinh nghiệm.

 

Năm là: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác Tổ chức xây dựng Đảng có bản lĩnh chính trị, có trình độ nghiên cứu chỉ đạo tổng kết thực tiễn; công tâm, khách quan, khiêm tốn, giản dị, hòa đồng, trung thực trong tham mưu. Xây dựng Ban Tổ chức cấp uỷ các cấp trong sạch vững mạnh toàn diện.

 

Lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Tổ chức xây dựng Đảng tỉnh Hoà Bình cần ý thức được trách nhiệm nặng nề, nhận thức sâu sắc nhiệm vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy thành tựu, tiếp nối truyền thống, ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tổ chức xây dựng Đảng trong giai đoạn mới, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của công cuộc đổi mới và xây dựng quê hương Hoà Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

 

                                                          Hoàng Việt Cường

                                            Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh

 

 

 

Các tin khác


Chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của Nhân dân

(HBĐT) - Thời gian qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện mạnh mẽ, kiên quyết từ Trung ương đến địa phương với quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ và không chịu sức ép của bất cứ cá nhân nào”. Chính vì vậy, không ít cán bộ từ cấp Trung ương, tỉnh, đến huyện, xã "nhúng chàm” tham nhũng, tiêu cực đã bị đưa ra ánh sáng, bị xử lý nghiêm minh và thống nhất, đồng bộ giữa xử lý kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự.

Kỳ họp thứ 28 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Thi hành kỷ luật một số tổ chức, đảng viên vi phạm

Trong các ngày 12 và 13/4/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 28.

Quyết liệt ngăn chặn tham nhũng góp phần phát triển kinh tế-xã hội

Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hằng năm cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về mức độ tham nhũng tương đối ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dựa trên nhận thức về tham nhũng trong khu vực công. Chỉ số được tổng hợp dữ liệu từ 13 nguồn bên ngoài, bao gồm: Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, rủi ro tư nhân, các công ty tư vấn và các tổ chức khác. Điểm số phản ánh quan điểm của các chuyên gia và giới kinh doanh, điểm càng cao có nghĩa sẽ càng minh bạch và ít tham nhũng hơn.

Ban Bí thư kỷ luật khai trừ Đảng Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca cùng 3 cá nhân

Ban Bí thư vừa quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng các ông: Nguyễn Đồng, Trương Minh Hiến, Vũ Hữu Song, Đỗ Hữu Ca.

Thể lệ Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023

(HBĐT) - Nhằm phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy vai trò của Nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023.

Huyện Tân Lạc chủ động phòng chống tham nhũng, lãng phí

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Lạc luôn coi trọng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí (TNLP), kịp thời phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm, góp phần thực hiện các mục tiêu KT-XH, củng cố lòng tin của nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục