Ngày 13/6, huyện Lạc Thuỷ tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV, năm 2024. 150 đại biểu đại diện cho hơn 25.000 đồng bào DTTS trên địa bàn huyện dự đại hội.


Lãnh đạo UBND huyện Lạc Thủy trao giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2019 - 2024.

Huyện Lạc Thuỷ có dân số trên 6 vạn người, trong đó dân tộc Kinh chiếm 58,2%, dân tộc Mường chiếm 40,75%, dân tộc khác chiếm 1,05%. Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS huyện Lạc Thủy lần thứ III, huyện tập trung huy động nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), nhất là CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm, phát triển sản xuất để nâng cao trình độ dân trí, thu nhập cho người dân vùng đồng bào DTTS. Đến nay, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư nâng cấp, giao thông đi lại thuận lợi, trường học, trạm y tế được xây dựng kiên cố, cơ sở vật chất văn hóa, điện đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 83,6 triệu đồng, vùng đồng bào DTTS đạt 65,11 triệu đồng/người; hộ nghèo chiếm 7,45%, hộ nghèo đồng bào DTTS chiếm 8,58%.

Giai đoạn 2024 - 2029, huyện Lạc Thuỷ phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS từ 2%/năm trở lên; tỷ lệ lao động người DTTS qua đào tạo đạt trên 70%. 100% đường giao thông vùng DTTS được nhựa hoá, bê tông hoá; 100% người dân vùng đồng bào dân tộc được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Đại hội đã bầu đoàn đại biểu gồm 9 người đi dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh; thông qua Quyết tâm thư của đại hội khẳng định quyết tâm vượt mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành xuất sắc mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác dân tộc của huyện đến năm 2029, chung sức xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp.

Tại đại hội, 10 tập thể và 20 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2019 - 2024 được biểu dương, khen thưởng.


Nguyễn Chung (Trung tâm VH-TT&TT huyện Lạc Thuỷ)

Các tin khác


Huyện Cao Phong: Năm 2024 - 2025 được hỗ trợ đầu tư 26 công trình thiết yếu

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong 2 năm (2024 - 2025), huyện Cao Phong được hỗ trợ đầu tư 26 công trình. UBND huyện đã giao Phòng Dân tộc làm chủ đầu tư Dự án 1, Dự án 4 với 21 công trình; giao UBND các xã làm chủ đầu tư Dự án 6 với 5 công trình. Chủ đầu tư đã chủ động thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư.

Huyện Kim Bôi: 26 dự án giảm nghèo được phê duyệt tại vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024 được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương và của tỉnh, huyện Kim Bôi đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo.

Hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) đã góp phần thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh.

Gỡ khó giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia ở huyện Đà Bắc

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, theo kế hoạch, nguồn vốn đầu tư của huyện Đà Bắc năm 2022 kéo dài sang năm 2023 là 39,3 tỷ đồng, đến giữa tháng 11/2023 đã giải ngân được trên 27,2 tỷ đồng, đạt 69,1% vốn kế hoạch. Năm 2023, nguồn vốn được phân bổ trên 71,1 tỷ đồng, đến giữa tháng 11/2023 giải ngân được trên 18 tỷ đồng, đạt 25,3% vốn kế hoạch. Dự kiến đến hết năm 2023, tỷ lệ giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Thực hiện Chương trình phát triển KT-XH vùng dân tộc: Triển khai các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền  núi (viết tắt là Chương trình phát triển KT-XH vùng dân tộc) giai đoạn I (2021 - 2025) đã đi được nửa chặng đường. Cùng với các chương trình mục tiêu quốc gia khác được thực hiện từ nhiều năm, chương trình này đã đáp ứng mong mỏi của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh và được kỳ vọng làm thay đổi toàn diện diện mạo, đời sống vùng dân tộc và miền núi trong tỉnh.

Hơn 484 tỉ đồng đầu tư hạ tầng cơ sở vùng đồng bào dân tộc

(HBĐT) - Thực hiện dự án 4, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống, trong 2 năm (2022 - 2023), tỉnh được phân bổ 484.155 triệu đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển 455.366 triệu đồng, vốn sự nghiệp 28.789 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục