Xã Yên Trị (Yên Thuỷ) có gần 60% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Nhằm giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm điều kiện cải thiện thu nhập gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã đã ra mắt mô hình tổ liên kết đan bèo tây tại Chi hội Phụ nữ xóm Tân Thịnh và xóm Lòng. Tuy mới đi vào hoạt động thời gian ngắn nhưng mô hình đã cho thấy hiệu quả tích cực, góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ địa phương trong thời gian nông nhàn.


Mô hình tổ liên kết đan bèo tây của Hội LHPN xã Yên Trị (Yên Thuỷ) góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương.

Trên địa bàn xã Yên Trị, không ít hội viên phụ nữ do điều kiện, hoàn cảnh gia đình, sức khoẻ, tuổi tác không thể đi làm tại các doanh nghiệp nên thu nhập bấp bênh, thời gian nhàn rỗi nhiều. Từ thực tế đó, Ban Thường vụ Hội LHPN xã đã tìm hiểu nghề đan bèo tây ở xã Gia Thuỷ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, sau đó kết nối đưa mô hình về triển khai tại địa phương.

Bèo tây là thực vật thuỷ sinh, thân mộc, sống trôi nổi trên mặt sông. Mỗi cây bèo tây trưởng thành thường dài 60 - 90cm. Sau khi thu hoạch, người thợ sẽ cắt bỏ phần gốc và lá, rồi phơi nắng cho thật khô để làm nguyên liệu đan các mặt hàng xuất khẩu. Sản phẩm thủ công được đan từ cây bèo tây khá phong phú về chủng loại, kiểu dáng, kích cỡ như: thảm, giỏ đựng đồ, bình hoa… Qua đánh giá, đan bèo tây là công việc phù hợp với nhiều đối tượng ở mọi lứa tuổi; kỹ thuật đan bèo không quá phức tạp, không đòi hỏi vốn ban đầu, có thể tranh thủ làm vào thời gian nhàn rỗi…

Sau thời gian ngắn khảo sát điều kiện thực tế tại địa phương, nguyện vọng của hội viên và nhu cầu thị trường, giữa tháng 9/2024, Hội LHPN xã ra mắt mô hình tổ liên kết đan bèo tại Chi hội Phụ nữ xóm Tân Thịnh, rồi tiếp tục nhân rộng ra Chi hội Phụ nữ xóm Lòng. Triển khai mô hình, hội đã kết nối, phối hợp với một số cơ sở liên kết tổ chức dạy nghề cho chị em, cung cấp nguyên liệu sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Hiện nay, mô hình đang tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động là hội viên phụ nữ xã, với thu nhập 3 - 5 triệu đồng/người/tháng. Để tạo thuận lợi tối đa, tổ liên kết còn giao khoán sản phẩm cho phụ nữ làm tại nhà, vừa có thể chăm lo cho gia đình, vừa tranh thủ thời gian nhàn rỗi để có thêm thu nhập.

Là hội viên của tổ liên kết đan bèo tại Chi hội Phụ nữ xóm Tân Thịnh, chị Bùi Thị Dũng chia sẻ: Được chi hội vận động, ban đầu, tôi dự định tham gia với mong muốn biết thêm nghề mới. Hội LHPN xã đã kết nối dạy nghề tại địa phương, được trực tiếp cầm tay chỉ việc nên chỉ sau khoảng 2 - 3 ngày, tôi cùng nhiều chị em đã nắm được cách đan cơ bản và bắt đầu làm sản phẩm. Đây là công việc nhẹ nhàng, không quá áp lực, thoải mái về thời gian, chỉ cần tập trung, khéo léo, tỉ mỉ và kiên nhẫn. Điều đáng mừng là chúng tôi không phải lo đầu ra sản phẩm nên ngày càng thu hút đông đảo chị em tham gia.

Có thể thấy, mô hình tổ liên kết đan bèo tây của Hội LHPN xã Yên Trị là hướng đi đúng, thiết thực, từng bước phát triển nghề mới, giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương trong thời gian nông nhàn.

Đồng chí Phạm Thị Nhung, Chủ tịch Hội LHPN xã Yên Trị cho biết: Với những kết quả khả quan, trong thời gian tới, hội sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình đến tất cả các chi hội trên địa bàn. Qua đó, tạo việc làm tại chỗ, giúp phụ nữ cải thiện thu nhập, liên hết hội viên giúp nhau phát triển kinh tế, khẳng định vai trò, vị trí trong đời sống. Đồng thời, thêm đoàn kết, gắn bó, xây dựng tổ chức hội vững mạnh từ cơ sở…


L.N

Các tin khác


Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Mường

Người Mường có tổng dân số trên 1,4 triệu người, tập trung chủ yếu tại tỉnh Hòa Bình với trên 500 nghìn người, chiếm trên 63% dân số toàn tỉnh. Việc đẩy mạnh truyền dạy tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội... Qua đó, góp phần thực hiệu hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Xã Mỹ Thành đổi thay nhờ chính sách dân tộc 

Với 99% dân số là người Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) đã và đang được hỗ trợ triển khai thực hiện các chương trình, dự án đối với vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Nổi bật là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Quan tâm phát triển văn hoá, thông tin và truyền thông vùng dân tộc thiểu số

Tỉnh Hòa Bình có 74,31% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS). Mỗi dân tộc có truyền thống, bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng về văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm phát triển văn hoá, thể thao, thông tin và truyền thông, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào.

Huyện Lạc Thuỷ xây dựng hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu số vững mạnh

Những năm qua, các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ cùng sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc huyện Lạc Thủy đã góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Huyện đặc biệt quan tâm xây dựng hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, đảng viên người dân tộc thiểu số (DTTS) vững mạnh, tạo sự đồng thuận, đoàn kết hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Đổi thay xóm Rãnh 

Xóm Rãnh, xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc có 164 hộ, 675 nhân khẩu, trên 70% là người dân tộc Dao. Những năm qua, nhờ sự hỗ trợ của các chương trình, dự án đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nỗ lực của người dân, diện mạo xóm Rãnh đã đổi thay.

Củng cố hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Hòa Bình tập trung củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Qua đó, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội trong vùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục