Theo UBND huyện Kim Bôi, giai đoạn 2019-2024, huyện từng bước đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.
Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi khám, tư vấn sức khoẻ cho bệnh nhân xã Kim Bôi.
Trong 5 năm, Trung tâm Y tế huyện đã khám cho 353 lượt người, 52.797 lượt bệnh nhân bệnh nhân điều trị nội trú. Các trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã khám cho gần 291.000 lượt người và điều trị được các loại bệnh thông thường, góp phần giảm tải cho tuyến trên. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi và trẻ dưới 5 tuổi giảm hẳn.
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên của huyện là 0,65% (năm 2019 là 1,04%). Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 97,03%. Từ năm 2019 đến nay, toàn huyện xây mới, nâng cấp, sửa chữa 5 trạm y tế xã, thị trấn. Đến nay, 17/17 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
Cùng với đó, huyện Kim Bôi tiến hành kiểm tra, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường lưu vực các sông, suối và tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường. Đến hết 2023, trên 98% hộ dân trong huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh.
T.H
Đối với sản xuất nông nghiệp, một trong những "nút thắt” lớn nhất là đầu ra ổn định cho nông sản. Do đó, việc hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ nông sản của ngành chức năng, các cấp chính quyền có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN).
Xã Yên Trị (Yên Thuỷ) có gần 60% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Nhằm giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm điều kiện cải thiện thu nhập gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã đã ra mắt mô hình tổ liên kết đan bèo tây tại Chi hội Phụ nữ xóm Tân Thịnh và xóm Lòng. Tuy mới đi vào hoạt động thời gian ngắn nhưng mô hình đã cho thấy hiệu quả tích cực, góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ địa phương trong thời gian nông nhàn.
Trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), người có uy tín (NCUT) có vai trò quan trọng. Họ là cầu nối đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với bà con để chính sách dân tộc được thực hiện đúng đắn, hiệu quả.
Nhu cầu kinh phí theo Dự án 5 về phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sử dụng nguồn vốn Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 là 514.792 triệu đồng. Đến nay, tổng số vốn giao 313.888 triệu đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển 57.600 triệu đồng, vốn sự nghiệp 256.288 triệu đồng.
Thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, tính đến nay, 100% xã có điểm Bưu điện - Văn hoá xã cung cấp dịch vụ internet công cộng phục vụ nhân dân. 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh. Tỷ lệ thôn, xóm có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt 97,57%; 100% thôn, xóm có đội văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.
Trong ngôi nhà nhỏ của ông Bùi Văn Lương ở xóm Bưng 2, xã Thu Phong (Cao Phong) bày la liệt mâm truyền thống, bồ đựng chăn màn, mâm đựng xôi, rổ… đã được hoàn thiện tinh xảo, đẹp mắt, chắc chắn.