Những năm qua, với sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã có những bước tiến rõ rệt. Người dân đang tiếp tục nỗ lực, quyết tâm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Bà con dân tộc Dao tổ 9, phường Thống Nhất (TP Hoà Bình) phát triển nghề thuốc nam truyền thống, đem lại thu nhập ổn định.
Phường Thống Nhất nằm cách trung tâm TP Hòa Bình 7 km về phía Đông, được thành lập trên cơ sở sáp nhập một phần phường Chăm Mát và xã Thống Nhất (cũ), hiện nay có 9 tổ dân phố. Phường có 5 dân tộc cùng sinh sống (Kinh, Mường, Dao, Thái, Tày), với hơn 48% dân số là đồng bào DTTS. Tổ 9 (trước đây là xóm Đồng Chụa) có 200 hộ, 95% là đồng bào dân tộc Dao quần chẹt. Nhờ những chính sách hỗ trợ thiết thực, tổ 9 hiện không còn hộ nghèo, chỉ còn 2 hộ cận nghèo.
Ông Bàn Sinh Lương, người có uy tín trong cộng đồng chia sẻ: Trước đây, người Dao có tập quán du canh, du cư nhưng khi đến Đồng Chụa, bà con đã ổn định cuộc sống và đến nay đã gần 50 năm. Ban đầu, đời sống còn nhiều khó khăn nhưng nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cùng những chính sách hỗ trợ về vốn vay ưu đãi và đầu tư hạ tầng đã giúp đồng bào phát triển kinh tế, vượt lên đói nghèo.
Ông Lương dẫn chúng tôi đến thăm một số hộ trong tổ đang phát triển nghề thuốc nam gia truyền của người Dao. Theo thống kê, hiện có khoảng 100 hộ dân tổ 9 đang làm nghề thuốc nam. Trong đó, nổi bật là Hợp tác xã (HTX) thuốc Nam dân tộc Dao Hoà Bình được thành lập năm 2020. Đến nay, HTX đang hoạt động hiệu quả, cung cấp ra thị trường nhiều bài thuốc quý. Chị Triệu Thị Hoa, Giám đốc HTX cho biết: Từ khi thành lập, HTX không ngừng tìm tòi, đầu tư các thiết bị, máy móc hiện đại để chiết xuất, băm dược liệu. Hiện nay, các sản phẩm của HTX đã được tiêu thụ rộng rãi ở nhiều tỉnh, thành phố, qua nhiều kênh bán hàng. Nhờ đó đã đem lại thu nhập ổn định cho các thành viên.
Năm 2024, UBND phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) hỗ trợ ghế và trang thiết bị phục vụ cho nhà văn hoá các tổ dân phố trên địa bàn.
Bên cạnh phát triển kinh tế, bà con tổ 9 luôn có ý thức giữ gìn các phong tục, tập quán của dân tộc. Ông Bàn Sinh Lương là người tâm huyết đã mở được 14 lớp dạy chữ viết và tiếng nói cho người dân trong tổ. "Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đầu tư các hạ tầng thiết yếu nên đời sống bà con đã thay đổi rất nhiều. Gần đây, nhà văn hoá của tổ cũng được hỗ trợ bàn, ghế và trang thiết bị để phục vụ hội họp. Cùng với sự quan tâm đó, chúng tôi nhắc nhở nhau phải giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Đó là nền tảng để phát triển kinh tế bền vững”, ông Lương nhấn mạnh.
Đồng chí Lê Ánh Thép, Phó Chủ tịch UBND xã Thống Nhất cho biết: Những năm qua, đời sống, kinh tế của bà con DTTS tại tổ 9 và trên địa bàn phường chuyển biến rõ rệt. UBND phường luôn tạo điều kiện thuận lợi, nhất là trong tiếp cận vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để giúp bà con phát triển kinh tế. Trong đó, chú trọng nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, như năm 2023 đã có 210 lao động được vay vốn. Bên cạnh đó, UBND phường và các tổ đoàn thể đã phối hợp mở các lớp học nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật theo nhu cầu của hội viên và người lao động trên địa bàn. Đối với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đầu năm đến nay, phường đã hỗ trợ con giống, cây giống kịp thời cho một số hộ; hỗ trợ thiết chế văn hóa.
Viết Đào
Xã Yên Trị (Yên Thuỷ) có gần 60% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Nhằm giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm điều kiện cải thiện thu nhập gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã đã ra mắt mô hình tổ liên kết đan bèo tây tại Chi hội Phụ nữ xóm Tân Thịnh và xóm Lòng. Tuy mới đi vào hoạt động thời gian ngắn nhưng mô hình đã cho thấy hiệu quả tích cực, góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ địa phương trong thời gian nông nhàn.
Trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), người có uy tín (NCUT) có vai trò quan trọng. Họ là cầu nối đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với bà con để chính sách dân tộc được thực hiện đúng đắn, hiệu quả.
Nhu cầu kinh phí theo Dự án 5 về phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sử dụng nguồn vốn Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 là 514.792 triệu đồng. Đến nay, tổng số vốn giao 313.888 triệu đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển 57.600 triệu đồng, vốn sự nghiệp 256.288 triệu đồng.
Thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, tính đến nay, 100% xã có điểm Bưu điện - Văn hoá xã cung cấp dịch vụ internet công cộng phục vụ nhân dân. 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh. Tỷ lệ thôn, xóm có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt 97,57%; 100% thôn, xóm có đội văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.
Trong ngôi nhà nhỏ của ông Bùi Văn Lương ở xóm Bưng 2, xã Thu Phong (Cao Phong) bày la liệt mâm truyền thống, bồ đựng chăn màn, mâm đựng xôi, rổ… đã được hoàn thiện tinh xảo, đẹp mắt, chắc chắn.
Người Mường có tổng dân số trên 1,4 triệu người, tập trung chủ yếu tại tỉnh Hòa Bình với trên 500 nghìn người, chiếm trên 63% dân số toàn tỉnh. Việc đẩy mạnh truyền dạy tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội... Qua đó, góp phần thực hiệu hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.